- Điều kiện kinh tếxã hộ
2.2.3. Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh trong ngành Thủy sản
Thủy sản
+ Kinh tế hộ, kinh tế trang trại Thủy sản
Hệ thống sản xuất – kinh doanh trong ngành bao gồm: hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hiệp hội ngành kinh doanh với nhiều hình thức tính chất, trình độ khác nhau, hệ thống này tự động liên kết với nhau do nhu cầu thực tiễn của sản xuất hàng hóa và ngày càng được củng cố, phát triển để liên kết phát triển ổn định, bền vững.
+ Nghị quyết Trung ương 6 (khóa VI) tháng 3/1989 khẳng định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ. Ngày 29/9/1993, Chính phủ ra Nghị định 64/NĐ-CP quy định về việc giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, với thời gian giao là 20 năm, thay cho chủ trương khốn diện tích đất ổn định cho hộ trong thời gian 15 năm, mức khoán ổn định 5 năm đã nêu trong Nghị quyết 10 (4/1988). Đến nay, theo số liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản năm 2006 cả nước có 692.197 hộ Thủy sản chiếm 3,7% số hộ nơng thơn, trong đó nhiều nhất là các vùng đồng bằng sông Cửu Long 331.562 hộ chiếm 47,09%, Nam trung bộ 123.211 hộ chiếm 17,8%, Bắc trung bộ 102.445 hộ chiếm 14,8%, Đông nam bộ 86.870 hộ chiếm 12,55%, vùng khác 48.108 hộ chiếm 6,95%. So với năm 1994, số hộ thủy sản tăng 363.197 hộ. Điều này phản ánh xu hướng phát triển nuôi trồng Thủy sản trong thời gian qua, đặc biệt là việc chuyển từ diện tích đất trồng lúa sang ni trồng thủy sản ở vùng bán đảo Cà Mau [Phụ lục 7].
Sau Quyết định 773-TTg ngày 21/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sơng, ven biển và mặt nước ở vùng đồng bằng, kinh tế trang trại Thủy sản đã có bước phát triển nhanh chóng. Nội dung của quyết định này có một điểm đáng lưu ý liên
quan đến việc hình thành và phát triển trang trại Thủy sản là: Chương trình được thực hiện bằng các dự án; các dự án về ni trồng Thủy sản cần người có ý chí, có khả năng tổ chức quản lý, có kinh nghiệm sản xuất nơng, lâm, Thủy sản và có hiểu biết nhất định về kinh doanh.
Kinh tế hộ tiếp tục phát triển và trở thành chủ thể cơ bản trong phát triển Thủy sản, do vậy quy mô sản xuất (lao động, đất đai) nhìn chung khơng lớn, bình qn 1 hộ có 2,6 lao động; số lao động sử dụng bình quân 01 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã (HTX) và 01 trang trại lần lượt là: 24,6; 19,1 và 3,5 lao động [8, tr.18].
Hộ kinh doanh cá thể đến nay đã có 697.000 hộ tăng hơn so với năm 2006 là 5.803 hộ. Bình quân 9 lao động, 2,2 tỷ đồng vốn, hơn 1 tàu đối với hộ khai thác Thủy sản; 2 lao động 85,5 triệu đồng vốn, 0,8 ha mặt nước nuôi đối với hộ nuôi trồng Thủy sản [47].
Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và Thủy sản. Kinh tế trang trại có xu hướng tăng về số lượng. Năm 2001 cả nước có 17.015 trang trại Thủy sản đã tăng lên 34.202 trang trại ở năm 2006 (tăng gần 2 lần), năm 2008 là 34989 trang trại. Số lao động sử dụng bình quân 1 trang trại là 3,5 lao động. Trang trại tập trung chủ yếu vào ni trồng Thủy sản và kinh doanh tổng hợp. Bình qn diện tích một trang trại khoảng 3 ha [47].
+ Kinh tế hợp tác trong hoạt động Thủy sản có sự chuyển biến tích cực. Về tổ đội hợp tác, đến nay có 1.094 tổ hợp tác với 80 nghìn lao động, tăng hơn 5,7 lần so với năm 1996 và tăng hơn 1,8 lần so với năm 2000. Bình quân 9 lao động, 302 triệu đồng vốn với hơn 4 tàu thuyền đối với tổ hợp tác khai thác; hơn 10 lao động, 87 triệu đồng tiền vốn với diện tích 1,5 ha đối với tổ hợp tác ni trồng [8, tr.18]. So với năm 1996 và năm 2000 bình quân về vốn, lao động, tàu thuyền, diện tích ni trồng đều tăng lên. Một số mơ hình mới trong khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần Thủy sản đã có
bước phát triển mới như: Mơ hình liên kết tổ hợp khai thác từ 5 – 7 tàu đánh cá luân phiên nhau làm dịch vụ hậu cần mang lại hiệu quả kinh tế; mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với vùng nuôi, doanh nghiệp chế biến với tàu khai thác thủy sản. Sự liên kết trong sản xuất theo hình thức khác nhau đã đáp ứng yêu cầu sản xuất tập trung, sản phẩm hàng hóa, bên cạnh đó cịn khắc phục được sự yếu kém do sản xuất manh mún, phân tán hiệu quả thấp và rủi ro cao.
Từ năm 1996 tồn ngành Thủy sản chỉ cịn 79 HTX, chủ yếu là trong lĩnh vực khai thác Thủy sản. Sau khi có luật HTX (tháng 4 năm 2006) và năm 1997 có nguồn vốn vay ưu đãi đóng tàu đánh bắt hải sản xa bờ và nguồn vốn vay ưu đãi khắc phục hậu quả cơn bão số 5 (tháng 11 năm 1997) nhiều tỉnh thành lập mới HTX khai thác để lập dự án vay vốn ưu đãi của Nhà nước. Đến năm 2000, ngành Thủy sản có 296 HTX, trong đó khai thác hải sản có 162 HTX; ni trồng Thủy sản có 42 HTX; cơ khí đóng, sửa tàu thuyền có 14 HTX; dịch vụ hậu cần nghề có có 77 HTX và chế biến Thủy sản có 1 HTX [23, tr.65].
Đến năm 2005 tồn ngành có 637 HTX với tổng số lao động là 25.966 người, bao gồm: khai thác hải sản có 385 HTX với 15.500 lao động, số tàu thuyền là 1.427 chiếc, công suất 262.008 CV; Trong nuôi trồng Thủy sản có 176 HTX với số lao động là 9.050 người, với diện tích 5.826 ha; trong dịch vụ hậu cần nghề cá có 76 HTX với số lao động 1.416 người tham gia [23, tr.65].
Tính đến năm 2007, trong tổng số 7.310 HTX nơng nghiệp của cả nước thì trong lĩnh vực Thủy sản có 235 HTX, chiếm tỷ lệ 3,21% tổng số HTX hiện có. Đại đa số các HTX Thủy sản được thành lập mới từ năm 1998 đến năm 2007, tỷ lệ HTX Thủy sản được thành lập mới chiếm 96,53% [23, tr.65].
Trong số 8 vùng kinh tế của cả nước thì số lượng HTX Thủy sản tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, ở vùng này có tới 67 HTX Thủy sản, chiếm tỷ lệ 28,51% tổng số HTX Thủy sản cả nước. Vùng có số lượng HTX Thủy sản nhiều thứ hai là vùng Đông Bắc, đến cuối năm 2006
vùng này có tổng cộng 55 HTX Thủy sản, chiếm tỷ lệ 23,4% trong tổng số HTX Thủy sản cả nước. Đứng thứ ba là vùng Bắc Trung Bộ, với 44 HTX Thủy sản, chiếm tỷ lệ 18,72%. Các vùng cịn lại có số lượng HTX Thủy sản giao động từ 12-27 HTX , tương ứng với tỷ lệ từ 5,11-11,49% trong tổng số HTX Thủy sản. Đặc biệt ở hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên số HTX Thủy sản chiếm tỷ lệ ít, ở hai vùng này chỉ có 7 HTX Thủy sản [23. tr.66].
Nhìn chung, sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa IX), hoạt động của các HTX đã có những chuyển biến tích cực: Các HTX được củng cố một bước về tổ chức quản lý; bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạng hóa phương thức hoạt động để phù hợp với các điều kiện cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy nơng máy móc, lao động, vốn…) hiện có. Các HTX đã làm được các khâu dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất Thủy sản. Hoạt động kinh doanh của nhiều HTX Thủy sản là vừa bảo đảm nguyên tắc thu đủ bù chi lại vừa tạo nền tảng phục vụ sản xuất, kinh tế hộ và sự phát triển chung của cộng đồng. Nhiều HTX Thủy sản đã đóng vai trị tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vật ni, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới, góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng, củng cố quan hệ kinh tế nông thôn.
Về hợp tác xã Thủy sản, đến nay hợp tác xã nghề cá hoạt động tốt, có khoảng 484 HTX với số lao động 25 ngàn người nhưng tập trung chủ yếu là HTX nuôi trồng Thủy sản và dịch vụ Thủy sản. Ban cán sự Đảng Bộ Thủy sản (trước đây) đã có Nghị quyết số 12/NQ – BCS ngày 18/12/2005 về thực hiện Nghị quyết số 13, 14/NQ – TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Đến ngày 01/7/2006 cả nước có 235 hợp tác xã Thủy sản đang hoạt động chiếm 3,21% trong tổng số các hợp tác xã nông – lâm – ngư nghiệp đang hoạt động.
+ Sản xuất các doanh nghiệp Thủy sản đạt được những kết quả khả quan, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt trong khối
doanh nghiệp Thủy sản. Đến nay, đã có 1.373 doanh nghiệp tham gia Thủy sản, tăng hơn 1,1 lần so với năm 2006. Bình quân 14 lao động, 400 triệu đồng vốn đối với doanh nghiệp khai thác; 53 lao động, 4,961 triệu đồng vốn trong nuôi trồng Thủy sản; 116 lao động, 4,713 triệu đồng vốn trong doanh nghiệp chế biến; 15 lao động, 1,829 triệu đồng vốn đối với doanh nghiệp dịch vụ hậu cần [8, tr.19]. Số lượng doanh nghiệp giảm, nhưng quy mô vốn, lao động của các doanh nghiệp nuôi và chế biến tăng hơn năm 2005. Ngành Thủy sản có sự chuyển biến mạnh mẽ từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa IX về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ngành đã sắp xếp lại các Tổng công ty nhà nước theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con. Tại các địa phương 100% các doanh nghiệp nhà nước đều thực hiện cổ phần hóa.
+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức ngành hàng đã từng bước hình thành và phát triển như Hội Nghề cá Việt nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa phát triển sản xuất với thị trường tiêu thụ, tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với ngư dân sản xuất nguyên liệu để tăng sức cạnh tranh và tăng cường khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới.