- Điều kiện kinh tếxã hộ
2.2.1. Về công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thủy sản
phát triển ngành Thủy sản
Trong thời gian qua, Quy hoạch phát triển thủy sản ở nước ta đã được triển khai nhiều và khơng ít dự án đã tạo tiền đề cho đầu tư và quản lý ngành theo hướng vĩ mô và vi mô đạt hiệu quả tương đối. Các lĩnh vực sản xuất Thủy sản ở nước ta chủ yếu dựa vào hệ sinh thái, nên quy mô và mức độ quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng miền, các ngành hàng theo vùng sinh thái.
Đối với quy hoạch cấp quốc gia: “Quy hoạch tổng thể phát triển Thủy
sản toàn quốc đến năm 2010” đã được Thủ tướng phê duyệt (Quyết định 10), qua đó làm cơ sở cho các hoạt động của ngành được đúng hướng. Đặc biệt, hiện nay ngành đang triển khai xây dựng “chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020” nhằm tạo cơ sở cho các quy hoạch ngành, quy hoạch các lĩnh vực của ngành, quy hoạch mặt hàng hay các vùng lãnh thổ.
Đối với quy hoạch các vùng miền: Đã được triển khai nhiều như Quy
hoạch phát triển Thuỷ sản 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ), quy hoạch phát triển nuôi trồng Thủy sản vùng ĐBSH, Quy hoạch phát triển NTTS vùng ĐBSCL, quy hoạch nuôi hải sản Bắc Bộ và Bắc Trung bộ; quy hoạch khai thác hải sản xa bờ vịnh Bắc Bộ; quy hoạch khai thác hải sản ven bờ miền Trung; quy hoạch khai thác hải sản ven bờ Đông - Tây Nam bộ; quy hoạch khai thác hải sản xa bờ Đông - Tây Nam bộ.
Quy hoạch các ngành hàng: Bao gồm Quy hoạch tổng thể ni cá
biển đến năm 2015 và tầm nhìn 2020; Quy hoạch phát triển nuôi tôm và hải sản vùng duyên hải Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001-2010; Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi hàu ven biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020; Bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng năm 2020; Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể ven biển Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch phát triển nuôi giáp xác ven biển Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch phát triển trồng rong biển đến năm 2020; Thiết kế Quy hoạch phát triển các vùng sản xuât giống nuôi trồng thuỷ sản thời kì 2001-2010.
Quy hoạch theo các vùng sinh thái: Quy hoạch tổng thể phát triển NTTS vùng cát ven biển miền Trung đến năm 2010; Hoàn chỉnh quy hoạch và quy chế quản lí các khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2010; Quy hoạch phát triển NTTS các khu ruộng trũng vùng ĐBSCL và ĐBSH đến năm 2015 và định hướng năm 2020; Quy hoạch phát triển nghề cá hồ chứa đến năm 2020; Quy hoạch phát triển vùng đầm phá ven biển Việt Nam đến năm 2020.
Nhìn chung, ngành Thuỷ sản nước ta trước đây được phát triển mang tính tự cung tự cấp, nhưng sau khi Nhà nước có chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và mở rộng quan hệ hợp tác thương mại với nhiều nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế nước nhà, ngành Thuỷ sản cũng đã có sự khởi sắc và dần dần phát triển theo nền kinh tế thị trường. Do đó, vấn đề quy hoạch nhằm tập trung nguyên liệu đủ về số lượng và đạt chất lượng cho chế biến xuất khẩu đã bắt đầu quan tâm và đầu tư phát triển. Chính vì thế vấn đề quy hoạch ngành hàng đã được triển khai như khai thác, nuôi trồng Thủy sản, vùng chế biến. Trong giai đoạn vừa qua, công tác quy hoạch đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng lãnh thổ, theo ngành đã được xây dựng, đóng góp đáng kể vào việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
Đặc biệt, quy hoạch tổng thể phát triển nuôi tôm trên cát được phê duyệt và triển khai đã giúp điều chỉnh các hoạt động đầu tư vào các dự án nuôi tôm trên cát một cách hợp lý nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Quy hoạch chi tiết khu NTTS ở xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu được thực hiện bởi hợp phần SUMA đã giúp hạn chế hiện tượng phá rừng ngập mặn cho các dự án nuôi tôm và làm cơ sở để triển khai các dự án bảo vệ và khơi phục các diện tích rừng ngập mặn ở khu vực này.
Sản phẩm của quy hoạch như các chương trình và kế hoạch đầu tư cũng là những cơ sở quan trọng trong việc triển khai các dự án xây dựng phát triển ngành. Ví dụ điển hình như chương trình phát triển giống Thuỷ sản 112 (được phê duyệt bởi QĐ 112), chương trình phát triển ni trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010 (được phê duyệt bởi QĐ 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999) [21] là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các Trung tâm quốc gia giống Thuỷ sản mặn, lợ, ngọt trên toàn quốc cũng như một loạt các trung tâm giống cấp 1 tại các tỉnh trọng điểm phát triển Thuỷ sản. Đây chính là những dự án đầu tư xây dựng cơ bản có vai trị quan trọng trong q trình phát triển ngành thuỷ sản nói chung và NTTS nói riêng. Cụ thể:
Phát triển ni trồng Thuỷ sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi trồng Thuỷ sản đạt trên 2.000.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước và an ninh ven biển [33, tr.1].
Phát triển nuôi trồng Thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
Nuôi trồng Thuỷ sản phải từng bước được hiện đại hố, phát triển theo phương pháp ni cơng nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp nuôi khác phù hợp với điều kiện của từng vùng.
Hướng mạnh vào phát triển nuôi Thuỷ sản nước lợ và nuôi biển, đồng thời phát triển nuôi nước ngọt.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú trọng nuôi trồng thuỷ sản khác phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.