Quá trình hiện thực hố pháp luật diễn ra với nhiều hình thức khác nhau; căn cứ tính chất của quy phạm pháp luật, tính chất của các hoạt động thực hiện pháp luật, chủ thể tham gia thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý xác định có bốn hình thức thực hiện pháp luật:
- Tuân thủ pháp luật là các hình thức thực hiện pháp luật trong đó chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.
- Chấp hành pháp luật (hay thi hành pháp luật) là hình thức trong đó các chủ thể pháp luật tích cực thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của hình thức này là các chủ thể chủ động, tích cực thực hiện nghĩa vụ của mình và đã xuất hiện quan hệ pháp luật cụ thể.
- Sử dụng pháp luật là hình thức trong đó các chủ thể pháp luật tích cực thực hiện các quyền của mình theo pháp luật quy định. Đặc điểm của hình thức này là các chủ thể pháp luật tích cực, chủ động để thực hiện quyền của mình và bắt đầu phát sinh các quan hệ pháp luật.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hay các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền, căn cứ các quy định của pháp luật để ra các văn bản cá biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật nhưng lại cũng là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật; đây là hình thức thực hiện pháp luật rất đặc thù bởi vì:
Thứ nhất, chỉ có áp dụng pháp luật mới làm cho pháp luật được thực
hiện triệt để vì ở đây có sự can thiệp của nhà nước để bắt buộc các chủ thể phải thực hiện các quy định của pháp luật.
Thứ hai, áp dụng pháp luật được áp dụng trong trường hợp các chủ thể
có quyền và nghĩa vụ khơng mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.
Thứ ba, hình thức này được thực hiện khi xảy ra tranh chấp về quyền
và nghĩa vụ của các tham gia quan hệ mà họ không tự giải quyết được.
Thứ tư, áp dụng pháp luật được thực hiện trong trường hợp đặc biệt vì
lý do quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng cơng cộng hoặc trong trường hợp xác định tồn tại hay không tồn tại một quan hệ pháp luật.
Thứ nhất, đây là hoạt động mang tính tổ chức, thực hiện quyền lực nhà
nước; hoạt động này chủ yếu được tiến hành theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền mà không phụ thuộc vào ý chí của của chủ thể bị áp dụng pháp luật; đây là hình thức có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật và các chủ thể khác có liên quan; văn bản áp dụng pháp luật do các cơ quan hay cá nhân được nhà nước trao quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Thứ hai, pháp luật quy định việc áp dụng pháp luật phải được thực hiện
theo hình thức, thủ tục chặt chẽ.
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối
với các quan hệ xã hội xác định, do áp dụng, sử dụng quy định, quy tắc sử sự chung để đưa vào trường hợp cụ thể đa dạng, phong phú trong thực tiễn nên đây là hoạt động địi hỏi tính sáng tạo cao, nếu áp dụng một cách rập khn, máy móc thì hiệu quả sẽ khơng cao, thậm chí cịn phản tác dụng.
Cũng do những đặc điểm trên mà hình thức áp dụng pháp luật được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, bao gồm các giai đoạn xác định như sau: Phân tích khách quan, đánh giá tình tiết, hồn cảnh, điều kiện của sự việc; lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng để đưa vào áp dụng cho phù hợp, làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung của quy phạm pháp luật; căn cứ văn bản quy phạm pháp luật ra văn bản áp dụng pháp luật và cuối cùng là tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.