- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.
3.1.2. Cơng cuộc xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ rừng đầy đủ,
chủ nghĩa yêu cầu phải tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ rừng đầy đủ, đúng đắn
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; trong đó quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật; bảo đảm sự thống trị của pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm cả lĩnh vực bảo vệ rừng; bảo đảm cho Pháp luật BVR được ban hành phải được thực hiên nghiêm minh trong thực tiễn là yêu cầu khách quan của một xã hội XHCN văn minh, công bằng, dân chủ của chúng ta.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ:
Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật [16, tr.131-132].
Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [18, tr.125].
- Thực hiện pháp luật về BVR là một trong những nội dung hoạt động của nhà nước pháp quyền:
Thứ nhất, như đã phân tích tại chương I, thực hiện pháp luật BVR là
q trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật BVR, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật BVR trở thành hiện thực trong cuộc sống. Đó chính là một trong những nội dung, yêu cầu của quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
Thứ hai, thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể pháp
luật trong lĩnh vực về BVR chính là việc bảo vệ quyền tự, do dân chủ, lợi ích hợp pháp của cơng dân, khắc phục được sự tuỳ tiện, lạm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ có chức có quyền trong việc bảo vệ rừng; đây là yêu cầu của thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XNCN Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, thực hiện pháp luật về BVR sẽ góp phần hồn thiện hệ thống,
tổ chức, bộ máy các cơ quan có chức năng chấp hành pháp luật BVR theo hướng "Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước" [16, tr.132] đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cán bộ cơng chức của nó phải chịu trách nhiệm trước công dân và trước nhà nước về hoạt động của mình, cũng như cơng dân
phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Thứ tư, thực hiện pháp luật về BVR là thực hiện việc tăng cường kiểm
tra giám sát việc thi hành các quy phạm pháp luật về BVR đã ban hành. Kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về BVR. Xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật; đó là việc đáp ứng địi hỏi tăng cường thực hiện pháp luật, ngăn ngừa, xử lý vi phạm trước sự gia tăng tình trạng xâm hại rừng, xâm hại tài nguyên thhiên nhiên hiện nay.
- Tổ chức thực hiện đúng đắn, đầy đủ pháp luật bảo vệ rừng khơng nằm ngồi mục tiêu“Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" [15, tr.45].
Nguyên tắc pháp chế có vai trị chỉ đạo, định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật trong toàn bộ các quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa, là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá pháp luật, pháp chế và tính hợp pháp trong xử sự của công dân, cán bộ, công chức, của bộ máy hành chính và cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng.
Từ những lý do cơ bản nêu trên cho thấy, tăng cường thực hiện pháp luật trong lĩnh vực BVR đang là vấn đề tất yếu khách quan và cấp bách trong q trình xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.