- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.
3.1.3. Thực thi pháp luật lâm nghiệp và quản trị rừng là yêu cầu quốc tế mới và trách nhiệm của các quốc gia thành viên Công ước quốc tế
tế mới và trách nhiệm của các quốc gia thành viên Công ước quốc tế
Chủ trương hội nhập quốc tế được Đảng ta khẳng định:
Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và các khu vực theo nguyên tắc tôn trọng
độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau [16, tr.120].
Càng ngày, yếu tố quốc tế càng chi phối mạnh mẽ các hoạt động của Nhà nước trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có hoạt động BVR. Những tác động của sự biến đổi khí hậu và mơi trường, sự thay đổi bất lợi cho cuộc sống con người, nhất là vấn đề bảo vệ rừng khơng cịn là vấn đề của mỗi quốc gia mà đã là vấn đề xuyên biên giới trên toàn thế giới. Các hoạt động BVR khơng cịn là riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung của thế giới.
Hoạt động BVR của Việt Nam luôn gắn liền với hoạt động BVR của các quốc gia khác; Việt Nam đã là thành viên của nhiều Điều ước, Công ước quốc tế trong lĩnh vực BVR, nhất là trong khối ASEAN. Trong mối quan hệ này, các yếu tố quốc tế vừa có mặt tích cực hỗ trợ, vừa tiềm ẩn sự xung đột trong các hoạt động BVR và chi phối hiệu quả BVR. Vì vậy, Nhà nước phải từng bước hài hồ hố các quy định pháp luật BVR trên nguyên tắc hợp tác và tương trợ quốc tế, tôn trọng luật pháp của mỗi quốc gia và giữ vững độc lập dân tộc.
Bảo vệ rừng Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng khơng thể tách rời với những quy tắc chung của thế giới; Thực hiện đầy đủ pháp luật BVR là góp phần thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế, ví dụ như tuyên bố về biến đổi khí hậu tại hội nghị cấp cao ASEAN 16 diễn ra từ 8-9/4 năm 2010 tại Hà Nội. Việt Nam phải sử dụng có hiệu quả cơng cụ pháp luật để thiết lập trật tự quản lý BVR, hài hoà các hoạt động BVR trong nước phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế. Hội nhập sâu rộng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, công nghệ quản lý tiên tiến của nhân loại vào BVR. Kinh nghiệm BVR của quốc tế, đặc biệt là của các nước trong khu vực ASEAN về phương thức BVR; về bộ máy, tổ chức thực hành pháp luật về BVR; về công cụ, phương tiện BVR và cơ chế giám sát đánh giá hoạt động BVR có ảnh hưởng sâu rộng đến thực hiện pháp luật BVR trong nước nói chung và tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Là một tỉnh biên giới, Quảng Ninh có đường biên giới giáp với đất nước Trung Quốc rộng lớn, nạn buôn bán vận chuyển trái phép lâm sản, động vật hoang dã từ khắp các vùng miền trong nước và từ các nước khác trong khu vực đi qua Quảng Ninh, đưa sang Trung Quốc tiêu thụ đòi hỏi phải thực hiện nghiêm pháp luật về BVR; đó khơng những là sự quan tâm của chính quyền tỉnh Quảng Ninh mà còn là sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức quốc tế có liên quan; ví dụ như việc gấu ni nhốt và hút mật gấu tại Quảng Ninh ln có sự quan tâm của các hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc vụ tiêu huỷ hơn 5 tấn thịt và vẩy tê tê tạm nhập từ INĐÔNÊXIA để tái xuất trái phép đi Trung Quốc trước có sự chứng kiến của đại sứ qn INĐƠNÊXIA là nước có xuất xứ của tang vật vi phạm...
Hiện Quảng Ninh có những dự án trồng rừng trong tỉnh với vốn đầu tư nước ngoài như dự án trồng rừng Việt -Đức, trồng rừng ngập mặn v.v.. đang được thực hiện; có những dự án 100% vốn nước ngoài như dự án trồn rừng của cơng ty Innovgreen (Đài Loan). Vì vậy, thực hiện pháp luật về BVR để các nhà đầu tư quốc tế yên tâm đầu tư vào mục đích trồng rừng là yêu cầu khách quan. Mặt khác khi quốc tế hố càng ở trình độ cao thì mức độ quan hệ giữa các quốc gia càng sâu sắc và là cơ hội để chúng ta tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, những ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc quản lý nền kinh tế nói chung và lĩnh vực BVR nói riêng. Bên cạnh đó, các nhà quản lý sẽ được chia sẻ quan điểm, phương pháp và cách tiếp cận các tổ chức trong nước và ngồi nước về lĩnh vực xã hội hóa và phát triển rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, những kinh nghiệm này sẽ đóng góp đáng kể vào thực hiện pháp luật BVR trên địa bàn.
Rừng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong mọi mặt của đời sống xã hội; theo quan điểm của Đảng, theo xu hướng chung của thời đại thì tất yếu khách quan thực hiện Pháp luật bảo vệ rừng phải bảo đảm hài hoà mối quan hệ quốc tế trong điều kiện và tiến trình hội nhập quốc tế.