Các giải pháp phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 95 - 97)

- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.

3.2.2.4. Các giải pháp phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng

luật về bảo vệ rừng

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, đó vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực hiện đầy đủ, đúng đắn. Việc xử lý hành vi vi phạm là biện pháp bảo đảm, có tác dụng răn đe phịng ngừa và trừng trị đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Pháp luật. Để bảo đảm cho việc thực hiện Pháp luật BVR thì phải thực hiện tốt áp dụng Pháp luật BVR và phải thực hiện giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Pháp luật về BVR.

Kiểm tra thực hiện pháp luật về BVR là việc kiểm tra xem các chủ thể pháp luật thực hiện như thế nào các nội dung BVR được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng và các ngành luật khác có liên quan. Khi phát hiện có vi phạm thì cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc áp dụng pháp luật, xử lý vi phạm theo các trình tự pháp luật quy định.

Để đạt hiệu quả, cơng tác kiểm tra, thanh tra địi hỏi phải tiến hành thường xuyên liên tục theo kế hoạch kết hợp với kiểm tra đột xuất, theo chuyên đề hoặc từng vụ việc, kết hợp giữa kiểm tra, thanh tra chuyên ngành với phối hợp liên ngành nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; Tổng kết nhân rộng các điển hình tốt; đảm bảo các hành vi vi phạm đều phải bị xử lý nghiêm minh, những người có thành tích cần được khen thưởng kịp thời.

Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh cần kiện toàn lại hai Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng đủ mạnh về con người và phương tiện kiểm tra, kiểm sốt để đáp ứng được với tình hình, tính chất mới của các hành

vi vi phạm, rà soát lại các trạm kiểm lâm ở các Hạt kiểm lâm theo hướng giữ rừng từ gốc; kiểm tra, kiểm soát phải theo đúng quy định của pháp luật, chống biểu hiện " ngăn sông cấm chợ", sách nhiễu, gây khó khăn cho người sản xuất kinh doanh đúng pháp luật. Nắm chắc tình hình và làm tốt cơng tác dự báo dự đốn diễn biến tình hình, xác định các vùng trọng điểm, các tụ điểm phá rừng để xây dựng các kế hoạch chương trình ngăn chặn phịng ngừa vi phạm v.v...

Một là, không ngừng tiếp cận, nắm chắc các quy định của pháp luật

trong lĩnh vực BVR, các quy định trong xử lý vi phạm hành chính; xử lý hình sự theo thẩm quyền của Kiểm lâm. Cán bộ nghiệp vụ xử lý vi phạm phải là người tinh thơng nghiệp vụ, có tư cách đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong kiểm tra xử lý vi phạm, trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo; nghiêm cấm việc coi thường, khơng tơn trọng các trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính và tố tụng hình sự; thường xun tổ chức học tập, kiểm tra sát hạch để nâng cao trình độ nghiệp vụ pháp chế thanh tra của kiểm lâm viên.

Hai là, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại trong

công tác xử lý vi phạm; cập nhật và kiến nghị các vướng mắc để các cấp có thẩm quyền kịp thời xem xét xử lý; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Ba là, quan tâm đầu tư đúng mức các phương tiện, trang thiết bị cần

thiết cho công tác này như phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc, kể cả việc đề nghị xây dựng các trung tâm cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã v.v...

Đối với các cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong lĩnh vực BVR thì cần thực hiện đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm trong kiểm tra và xử lý vi phạm. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BVR; thực hiện nghiêm túc các quy chế phối hợp với các ngành trong khối nội chính. Thực hiện nghiêm túc các quy định về phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ công

chức vi phạm các quy định về kiểm tra, xử lý, sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho cơng dân.

Khi áp dụng pháp luật để xử lý vi phạm cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc BVR (Chỉ thị 12, Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ), tuân thủ quy định pháp luật trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm phải bảo đảm sự chặt chẽ về hồ sơ xử lý. Xử lý đúng người, đúng hành vi, đúng tính chất, mức độ vi phạm. Kiên quyết khởi tố vụ án hình sự đối với những vụ có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời tăng cường giám sát việc xử lý các hành vi vi phạm, đảm bảo bảo xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính như Cơ quan cơng an điều tra, cơ quan Kiểm sát, Tồ án trong xử lý.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w