- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.
3.2.2.5. Thực hiện pháp luật về BVR gắn với sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hộ
nền kinh tế xã hội
Từ lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật BVR, sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội có quan hệ biện chứng, tác động qua lại trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực đến thực hiện pháp luật BVR. Kinh tế phát triển, người dân có nhận thức, có điều kiện để BVR; ngược lại kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng sản vật từ rừng nâng lên, kích thích khai thác tài ngun rừng; vì vậy để bảo đảm cho Pháp luật bảo vệ rừng được tuân thủ, được chấp hành và được sử dụng một cách đầy đủ, đúng đắn thì thực hiện pháp luật BVR phải được gắn với sự phát triển bền vững nền kinh tế, xã hội.
- Trước hết, tập trung xố đói giảm nghèo, nâng cao từng bước cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu sống; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở miền núi. Tăng trưởng kinh tế miền núi phải dựa trên nguyên tắc hài hoà xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là tài nguyên rừng.
Bảo vệ và bảo tồn rừng trên nguyên tắc lấy phát triển để bảo vệ, tạo mọi điều kiện cho các chủ rừng và người dân địa phương tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng và tạo thu nhập hợp pháp để có thể sống được bằng nghề rừng. Nhà nước có các hỗ trợ cần thiết cho các cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ rừng, khi chưa có thu nhập trực tiếp từ rừng [10, tr.34].
- Thực hiện Pháp luật về bảo vệ rừng phải là tiêu chí bắt buộc trong các chiến lược, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi Quảng Ninh; thực hiện pháp luật về BVR, sử dụng rừng bền vững, duy trì ổn định diện tích có rừng. Bảo vệ chặt chẽ đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Chú trọng BVR từ gốc và kiểm soát lâm sản tại nơi chế biến, tiêu thụ.
Xuất phát từ những đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm về rừng và vai trị vị trí của rừng đối với đời sống xã hội của tỉnh Quảng Ninh; tổ chức thực hiện pháp luật về BVR trên địa bàn của tỉnh phải lấy những đặc điểm riêng có làm cơ sở để triển khai thực hiện. Như vậy mới bảo đảm cho pháp luật BVR đi vào cuộc sống; đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVR.
Bảo đảm thực hiện pháp luật về BVR ở Quảng Ninh gắn với thực hiện các giải pháp kinh tế xã hội, cần thực hiện một số vấn đề sau:
Một là, chính quyền các cấp cần xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
BVR; rà soát nắm chắc ba loại rừng theo đúng các quy định hiện hành, quản lý tốt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; đồng thời thực hiện rà soát để giao đất giao rừng, cho thuê rừng; sửa đổi bổ sung quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn.
Hai là, hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập. Hỗ trợ vốn
để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương miền núi như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, nuôi ong, chế biến lâm sản... Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một
trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương; giảm thời gian nông nhàn, từ đó làm giảm áp lực vào rừng.
Ba là, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông
đến các làng, bản, hệ thống trường học và mạng lưới điện là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hố, nhờ đó nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên rừng.
Bốn là, đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và
sinh thái cao ở đất chưa sử dụng. Đầu tư để phục hồi rừng trên những diện tích chưa sử dụng là một biện pháp vừa nâng cao thu nhập của người dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng tự nhiên. Cần đầu tư cho khai thác những tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào vào các sinh cảnh của rừng. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những động lực để BVR, tạo nguồn thu để cải thiện đời sống người dân và đầu tư trở lại cho BVR.
Đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào BVR.
Năm là, xây dựng biện pháp ngăn chặn lấn chiếm rừng để canh tác; cần
kiên quyết ngăn chặn, xử lý hành vi phá rừng làm nương rẫy, phá rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế; củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý rừng ở cấp xã,
Sáu là, tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với các tổ
chức chính trị - xã hội như Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tồn dân tự giác, tích cực tham gia BVR, phát triển nghề rừng, khơng phá rừng và phát hiện, cung cấp các thông tin cho các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Đó là giải pháp quan trọng, thường xuyên, có ý nghĩa chiến lược, quyết định đến hiệu quả thực hiện pháp luật về BVR.
3.2.2.6. Nhóm các giải pháp bảo đảm điều kiện thực hiện pháp luậtBVR ở tỉnh Quảng Ninh