Sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế, của an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 39 - 42)

chính trị, trật tự, an tồn xã hội

Như đã phân tích, các điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội có ảnh hưởng rõ nét tới hoạt động thực hiện pháp luật. Khi kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân dược cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân phấn khởi tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đời sống vật chất được cải thiện, các phương tiện truyền thông tiên tiến, hiện đại trở thành phổ biến, các chương trình giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật sẽ dễ dàng đến được với đông đảo quần chúng nhân dân, ý thức pháp luật trong cộng đồng xã hội, trong đó có ý thức pháp luật về BVR được nâng cao; nhu cầu tìm hiểu thơng tin, kiến thức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác của các tầng lớp nhân dân. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tích cực, tự giác. Ngược lại, khi kinh tế chậm phát triển, đường lối phát triển kinh tế địa phương không hợp lý, không ổn định, thiếu bền vững; cơ cấu kinh tế không phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; cái đói, cái nghèo ngự trị; từ đó, các vi phạm về BVR sẽ xảy ra, tình trạng lấn chiếm rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, lâm sản trái phép, săn bắt chim muông, thú rừng trái pháp luật sẽ phổ biến và pháp luật về BVR sẽ khơng được bảo đảm thực hiện.

Vì vậy, để bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về BVR thì khơng thể thiếu yếu tố phát triển, ổn định, đồng bộ, bền vững của kinh tế - văn hóa và an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội trên địa bàn.

Kết luận chương 1

Quá trình BVR, giữ gìn tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng cũng chính là q trình thực hiện pháp luật về BVR. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về BVR cho thấy.

Thực hiện pháp luật về BVR là q trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật BVR, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật về BVR trở thành hiện thực trong cuộc sống. Mục đích của thực hiện pháp luật về BVR là nhằm bảo đảm cho rừng được bảo vệ, tồn tại và phát triển; từ đó bảo đảm và phát huy giá trị, vai trò của rừng trong sự phát triển bền vững của đất nước.

Thực hiện pháp luật về BVR có đặc điểm riêng về khách thể, chủ thể, đối tượng và phạm vi áp dụng; thực hiện pháp luật về BVR phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa phương; phụ thuộc vào ý thức pháp luật của công dân, của cá nhân, tổ chức, của cả cộng đồng tham gia quan hệ pháp luật về BVR; phụ thuộc vào hệ thống tổ chức, bộ máy Nhà nước và cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ bảo vệ rừng, phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp BVR.

Trong chương 1, luận văn đã nêu ra các khái niệm về rừng, BVR, thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về BVR, vai trò của thực hiện pháp luật BVR.

Nội dung, cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật BVR được phân tích ở chương 1 là cơ sở để đánh giá những ưu điểm và hạn chế về thực hiện pháp luật BVR trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ được trình bày ở chương 2 và cũng là cơ sở lý luận để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BVR ở chương 3.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w