Nguyên nhân của những kết quả

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 56 - 57)

- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.

2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả

Một là, những kết quả đạt được là do sự quan tâm thực hiện chủ trương,

đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về BVR của cấp uỷ và chính quyền địa phương. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị của rừng đối với sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh; Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII nhiệm kỳ 2005-2010 đã đặt ra các mục tiêu, các giả pháp cụ thể cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Từ các mục tiêu và giải pháp chiến lược, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều văn bản cụ thể hố đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực BVR. Từ sự chỉ đạo đó, các cơ quan có chức năng chuyên trách về BVR như cơ quan Kiểm lâm hoặc các cơ quan khác có chức năng liên quan đến thực hiện pháp luật về BVR đã cụ thể hố có hiệu quả, phù hợp, điều chỉnh kịp thời những quan hệ xã hội có liên quan đến pháp luật về BVR trên địa bàn.

Hai là, hệ thống pháp luật về BVR ngày càng được bổ sung hoàn thiện,

ngày càng phù hợp hơn với những yêu cầu, đòi hỏi điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực BVR. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đã phân định rõ ràng hơn nội dung, nhiệm vụ BVR. Chức năng, nhiệm vụ của UBND các cấp trong BVR đã được phân định rõ ràng, hạn chế được quan niệm, cho rằng, trách nhiệm BVR là của lực lượng Kiểm lâm. Từ đó chính quyền các cấp đã quan tâm đến nhiệm vụ BVR trong hoạt động quản lý nhà nước của mình. Hệ thống tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành pháp luật về BVR, chuyên trách là cơ quan Kiểm lâm ngày càng được củng cố, lớn mạnh cả về chất lượng, trình độ

chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật và cả về số lượng. Bảo đảm đáp ứng yều cầu thi hành pháp luật về BVR trong tình hình mới. Đây vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả dạt được của tổ chức thực hiện pháp luật BVR.

Ba là, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR đã được coi

trọng và thực hiện một cách thường xuyên, có khoa học, thực hiện sâu rộng trong cộng đồng, trong mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, ý thức pháp luật về BVR của nhân dân, của các cấp, các ngành trong tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Cũng từ nhận thức đúng đắn hơn về pháp luật BVR, hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ thừa hành pháp luật về BVR đã từng bước đổi mới, góp phần quan trọng vào việc thiết lập kỷ cương trong BVR.

Bốn là, cùng với sự phát triển chung của quá trình đổi mới, bộ mặt

nông thôn miền núi tỉnh Quảng Ninh đã đổi khác. Các yếu tố kinh tế-văn hoá- xã hội đã phát huy tác động tích cực đến thực hiện pháp luật về BVR. Trình độ văn hố của người dân vùng cao, vùng sâu được nâng lên, đời sống kinh tế - văn hố có nhiều đổi mới; các điều kiện vật chất đầu tư cho tổ chức thực hiện pháp luật về BVR được nâng cao, đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của thực hiện pháp luật về BVR. Khi xã hội phát triển, người dân có các điều kiện tiếp cận với các luồng thông tin từ nhiều chiều, từ mọi miền, mọi vùng và tiếp cận với các thông tin về tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật. Biết được kết quả tích cực, lợi ích, các điển hình trong việc thực hiện pháp luật, biết được các trường hợp vi phạm pháp luật bị xử lý nghiêm khắc như thế nào. Từ đó ý thức pháp luật khơng những của người dân vùng sâu, vùng xa mà của cả cộng đồng, của tất cả các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về BVR đều được nâng cao, từ đó dẫn đến các kết quả tích cực của thực hiện pháp luật về BVR trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w