Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 65 - 67)

- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tạ

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật về BVR

của các chủ rừng, của người dân và các chủ thể có liên quan chưa cao. Một là họ thiếu hiểu biết quy định của pháp luật về BVR từ đó vơ ý vi phạm; hai là họ biết quy định của pháp luật về BVR nhưng do lợi ích cá nhân, nếu tự giác thực hiện sẽ có thiệt hại về kinh tế, vật chất, sức lực của họ nên họ cố ý bỏ qua không tự giác chấp hành các quy định về BVR.

Thứ hai, do chưa làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục

pháp luật. Công tác tuyên truyền tồn dân tham gia BVR chưa thường xun liên tục, hình thức tuyên truyền cịn đơn giản, chiếu lệ, khơng có hiệu quả,

chậm khắc phục được sự hạn chế, thiếu ý thức tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật về BVR của người dân.

Thứ ba, việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVR chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ về nhiều mặt, đào tạo trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ còn thiên về số lượng, chưa chú trọng đến vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo. Xử lý, kỷ luật cán bộ chưa nghiêm, cịn nặng về tình cảm, thiếu tính giáo dục, làm gương; Nhiều nơi, nhiều lúc chưa thực sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVR.

Thứ tư, hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng thừa hành pháp

luật về BVR còn bộc lộ sự chưa đồng bộ, thiếu thống nhất và vẫn đang trong q trình hồn thiện từ trung ương đến địa phương. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVR của uỷ ban nhân dân các cấp và của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tuy đã được quy định trong Luật BV&PTR nhưng trong thực tiễn cịn có nhiều chồng chéo trong quản lý cũng như trong công tác thanh tra và kiểm tra trong lĩnh vực BVR. Tuy các điều kiện vật chất, trang thiết bị làm việc cho các lực lượng, các cơ quan có chức năng thi hành pháp luật về BVR, chủ yếu là của lực lượng kiểm lâm đã được cải thiện nhiều, nhưng chưa theo kịp sự phát triển, sự biến động của xã hội. Điều đó đã hạn chế rất nhiều kết quả hoạt động của các cơ quan này trong cuộc đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về BVR.

Hệ thống quy định của pháp luật về BVR thiếu đồng bộ; sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành luật khác nhau khi điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVR đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. Thủ tục hành chính trong giao đất, giao rừng, khốn BVR cịn rườm rà, gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật về BVR.

Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động BVR chưa có chuyển biến rõ rệt, quản lý rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, tiến độ giao đất, giao rừng chậm. Vẫn còn nhiều bất cập trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý của nhà nước từ trung ương trong việc gắn việc BVR với phát triển xã hội miền núi.

Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế đang phát triển mạnh, đa dạng về ngành nghề, các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp khai thác than, ngành du lịch, ngành xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm, hàng hố có nguồn gốc từ rừng đã là nguyên nhân khách quan làm gia tăng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVR.

Do đặc điểm tự nhiên của tỉnh; rừng trải rộng trên địa bàn lớn, trong khi sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản gia tăng, khu vực miền núi thiếu đất sản xuất. Sự thuận lợi về thơng thương, giao lưu hàng hố, với thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn luôn hấp dẫn các hành vi buôn bán lâm sản, động vật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w