Thức pháp luật và trách nhiệm của công dân trong bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 35 - 36)

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là trình độ nhận thức pháp luật của cơng dân còn hạn chế. Pháp luật sẽ được thực hiện đúng đắn, nghiêm minh, tích cực, tự giác khi pháp luật được nhận thức đầy đủ, ý thức pháp luật trong xã hội được nâng cao. Nếu ý thức pháp luật kém sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật BVR diễn ra phức tạp, khó điều chỉnh và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý xã hội.

Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, tổng hợp những học thuyết, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính cơng bằng hay khơng cơng bằng, đúng đắn hay khơng đúng đắn của pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội và của các chủ thể khác [22, tr.326].

Việc thực hiện pháp luật BVR của các chủ thể pháp luật tự giác hay không phụ thuộc vào mức độ nhận thức, thái độ, tình cảm đối với pháp luật. Ý thức pháp luật về BVR biểu hiện khả năng nhận thức của con người trong lĩnh vực pháp luật, trước hết con người phải hiểu biết về pháp luật BVR. Sự nhận thức tích cực về pháp luật của cơng dân sẽ trở thành điều kiện trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Khi cơng dân có được nhận thức về

tầm quan trọng của việc BVR thì khi đó ý thức pháp luật BVR sẽ được nâng cao và từ đó sẽ quyết định đến hành vi ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về BVR.

Văn kiện đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [16, tr.76].

Ngoài ảnh hưởng của ý thức pháp luật và trách nhiệm của công dân về BVR đến công tác thực hiện pháp luật BVR thì cịn địi hỏi những người có trách nhiệm soạn thảo, xây dựng và ban hành pháp luật BVR cũng phải có sự hiểu biết pháp luật tốt, có trình độ pháp luật cao cũng như các chủ thể khác khi tham gia thảo luận, đóng góp vào việc xây dựng và ban hành pháp luật có sự hiểu biết pháp luật tốt mới góp phần tạo ra những văn bản pháp luật BVR có giá trị cao.

Tóm lại, chúng ta phải xây dựng một xã hội mà cơng dân có được sự ý

thức pháp luật. Khi xã hội và cơng dân có ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật BVR nói riêng được nâng cao, thì các hành vi vi phạm pháp luật về rừng sẽ được hạn chế. Đây chính là một trong những bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về BVR.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w