- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.
3.2.1.2. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng
bảo vệ rừng
Bản chất nhà nước ta được quy định tại điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân” [23, tr.2]. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản, phản ánh bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải được tổ chức và hoạt động trong khn khổ pháp luật, vì pháp luật, bảo đảm trật tự pháp luật. Mặt khác, Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, là pháp luật của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì pháp luật là ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân; pháp luật đó cụ thể hố đường lối lãnh đạo của Đảng để nhân dân thực hiện. Nhà nước ta đề cao vai trò của pháp luật, vì pháp luật; đó chính là vì ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Ngun tắc pháp chế có vai trị chỉ đạo, định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Trong quá trình thực hiện pháp luật BVR thì nguyên tắc pháp chế yêu cầu xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật BVR hoàn chỉnh, đồng bộ, các văn bản quy phạm pháp luật này phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải có ý thức pháp luật cao, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật BVR một cách thiết thực, tự giác, tích cực. Mọi hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác BVR phải được xử thật nghiêm minh, bất kỳ chủ thể vi phạm là ai, ở cương vị nào.