Tuân thủ pháp luật về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 30 - 32)

Tuân thủ pháp luật BVR là hình thức các chủ thể tự kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật BVR ngăn cấm, sự kiềm chế đó được hiểu là các cơ quan, tổ chức, cá nhân, căn cứ vào những quy định của pháp luật không được thực hiện các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng; ví dụ, hành vi tự giác khơng đốt lửa trong rừng có biển báo cấm lửa hoặc hành vi tự giác không mang lửa vào rừng trong mùa hanh khô v.v…

Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, tại Điều 12 quy định 16 hành vi bị nghiêm cấm đó là: chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép; săn bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; thu thập vật mẫu trái phép trong rừng; huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng; vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; vi phạm các quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng; lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép; khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp; vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật; lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định về quản lý, BV&PTR; chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non; nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các lồi động vật, thực vật khơng có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dể cháy vào rừng; giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật; phá hoại các cơng trình phục vụ việc BV&PTR và các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

Bộ luật hình sự nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định các tội phạm hình sự trong lĩnh vực BVR đó là: tội vi phạm quy định về khai thác rừng (điều 175); tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (điều 176); tội huỷ hoại rừng (điều 189); tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (điều 190); tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (điều 191); tội vi phạm

quy định về phòng cháy, chữa cháy (điều 240); và tội vi phạm quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịc sử, văn hố, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (điều 272); nếu chủ thể là các cá nhân vi phạm các quy định này đều bị xử lý hình sự.

Ngồi ra, trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Bảo vệ mơi trường, Luật đa dạng sinh học, Luật phịng cháy, chữa cháy v.v.. cũng có những quy định cấm nhằm bảo vệ môi trường rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quý, hiếm v.v....

Tóm lại, khi các chủ thể thực hiện pháp luật BVR luôn kiềm chế, không thực hiện các hành vi mà pháp luật BVR và pháp luật khác có liên quan ngăn cấm, thì đó gọi là tn thủ pháp luật về BVR.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w