Đặc điểm kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 46 - 47)

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009; dân số tỉnh Quảng Ninh hiện nay là 1.144.381, trong đó nữ có 558.793 người bằng 48,8%, mật độ dân số bình qn 188 người/km2, trong đó dân số nơng thơn là 568.422 người chiếm 49,6%. Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có có hàng nghìn người trở lên, các dân tộc cư trú thành những cộng đồng và có ngơn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Đó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc có dân số hàng trăm người là Nùng và Mường. Mười bốn dân tộc cịn lại có số dân dưới 100 người gồm Thái, Kh’me, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Đăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Puc Cơ. Đây là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như Tây Nguyên theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số [58].

Về tổ chức hành chính, tỉnh Quảng Ninh có 14 huyện, thị xã và thành phố với 131 xã và 52 phường thị trấn, có hai huyện đảo; vùng núi là nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc ít người, dân cư thưa thớt, đời sống người dân các huyện miền núi cịn rất nhiều khó khăn, dân trí vùng núi cịn thấp, cơ sở hạ tầng như đường, trạm, trại còn thiếu, nghèo nàn, lạc hậu.

Là một cực trong tam giác phát triển bắc bộ: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội; quá trình đổi mới, phát triển kinh tế những năm qua đã làm thay đổi bộ mặt và đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh Quảng Ninh. Tốc độ tăng trưởng khá; năm 2005 tăng trưởng GDP đạt 11,5%, năm 2006 đạt 10,8%, năm 2007 đạt 12,0%, năm 2008 đạt 13,02%, năm 2009 đạt 10,3% (cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 5,2 % của cả nước).

Hồ cùng với sự phát triển trong cơng cuộc đổi mới của đất nước, Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành quả trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Ngành du lịch đã vươn lên, phát huy những tiềm năng sẵn có trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; sản xuất công nghiệp, khai thác than và cơ khí tăng trưởng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên, nông, lâm nghiệp phát triển còn chậm, lâm nghiệp chưa thực sự phát triển theo hướng xã hội hoá và đảm bảo phát triển bền vững. Khoảng cách, chênh lệch về đời sống kinh tế, văn hố cũng như trình độ dân trí giữa thành thị và nơng thơn cịn lớn, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo đời sống mọi mặt của nhân dân còn thấp. Trật tự, an ninh xã hội nhất là ở thành thị và vùng biên giới còn nhiều phức tạp, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma t, mãi dâm cịn có chiều hướng gia tăng. Tình trạng phát, phá rừng trái phép, lấn chiếm rừng trái pháp luật, sử dụng rừng trái quy định, khai thác trái phép gỗ và lâm sản, săn bắt thú rừng trái phép, nạn cháy rừng vẫn cịn diễn ra, làm thiệt hại khơng nhỏ đến rừng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w