Chấp hành pháp luật ( thi hành pháp luật) về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 32 - 33)

Chấp hành pháp luật BVR là việc các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện nghĩa vụ BVR một cách tích cực, tự giác; chấp hành pháp luật BVR đòi hỏi các chủ thể BVR phải thực hiện trách nhiệm pháp lý một cách tích cực, tự giác, khơng giới hạn. Ví dụ, các chủ rừng tích cực chủ động xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo yêu cầu và quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định BVR là trách nhiệm của toàn dân như sau:

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thơn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ

rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng [14, tr.155].

Như vây, khi chủ thể là các cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thơn, hộ gia đình, cá nhân thực hiện một cách tích cực, tự giác các quy định về BVR của luật BV&PTR, Luật phòng cháy chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì đó là chấp hành pháp luật về BVR.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w