- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.
3.1.1. Khắc phục những yếu kém, tồn tại trong tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng là yêu cầu cấp thiết để đạt được mục tiêu bảo vệ
pháp luật về bảo vệ rừng là yêu cầu cấp thiết để đạt được mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Ngày nay, gắn với sự phát triển như vũ bão của đời sống xã hội là hiểm hoạ tài nguyên thiên nhiên, môi trường bị suy thối nghiêm trọng mà tồn nhân loại phải gánh chịu hậu quả. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự huỷ hoại môi trường tài nguyên thiên nhiên là do chính con người gây ra. Thực tiễn đã chỉ ra rằng để ngăn chặn nạn suy thối mơi trường, giải pháp cơ bản là phải tăng cường thực hiện pháp luật về BVR.
Chính phủ đã nhận định những tồn tại và yếu kém trong công tác BVR hiện nay là: “Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm”, “Một số địa phương, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy” [10, tr.23].
Hiện nay, tình hình BVR ngày càng được dư luận xã hội quan tâm. Hơn bao giờ hết, hàng ngày các phương tiện thông tin đại chúng ln có các bản tin liên quan đến hoạt động BVR, liên tục đưa tin về các vụ phá rừng, cháy rừng, làm mất chức năng phòng hộ của rừng trong cả nước. Nhiều đối tượng đã bất chấp tất cả để vi phạm pháp luật, các hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực bảo vệ rừng ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Năm 2009, cả nước đã phát hiện 40.929 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng. Xử lý 34.370 vụ, trong đó có 324 vụ xử lý hình
sự với 210 bị can. Có hàng trăm vụ chống người thi hành cơng vụ, trong đó có 45 vụ gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết 3 người, bị thương 23 người. Xuất hiện nhiều vụ chống đối cơn đồ, có tổ chức (tổ chức canh gác, đặt bẫy chông, huy động nhiều người đập phá phương tiện, đâm xe vào lực lượng kiểm tra, đe dọa xâm hại tài sản, tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ), phá huỷ nhiều phương tiện tài sản của nhà nước và người thi hành cơng vụ [40].
Tỉnh Quảng Ninh cũng khơng nằm ngồi tình hình chung trong tồn quốc; tình trạng phá rừng, khai thác rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn xảy ra phổ biến, làm mất rừng ở nhiều nơi. Nhiều diện tích rừng đã giao cho các cơng ty lâm nghiệp và tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lâm nghiệp rơi vào tình trạng là chỉ bao chiếm đất, lợi dụng khai thác tài nguyên rừng, không tuân thủ quy định của pháp luật về BVR. Cháy rừng vẫn xảy ra hàng năm gây ra thiệt hại không nhỏ, đặc biệt lại cháy chủ yếu vào diện tích rừng trồng với các lồi cây chính là thơng, bạch đàn, keo. Tình hình chống người thi hành cơng vụ trong lĩnh vực BVR diễn biến phức tạp, nhiều vụ có tính chất nghiêm trọng.
Thống kê lại thì từ 2005 đến 2009, tỉnh Quảng Ninh mất đi 18.308 ha rừng tự nhiên, trong đó có 1.441,5 ha rừng đặc dụng và 16.174 ha rừng phòng hộ. Số rừng phòng hộ mất đi bằng tồn bộ diện tích rừng phịng hộ cho hồ thuỷ lợi trọng điểm Yên Lập của tỉnh. Có nhiều vụ phá rừng đã bị phát hiện và xử lý, có vụ đã bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn còn xảy ra trên tất cả các địa bàn của tỉnh, gây nhiều thiệt hại cho rừng và mơi trường.
Hoạt động BVR cịn nhiều yếu kém, lúng túng trong quy hoạch, kế hoạch về BVR. Tổ chức điều hành hoạt động BVR còn bị chồng chéo, thiếu nhất quán trong các cơ quan nhà nước chuyên ngành. Nhiều việc chưa có ai, tổ chức nào chịu trách nhiệm. Trong khi đó, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp
luật về BVR còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn chưa thực sự bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách BVR và thừa hành pháp luật về rừng thực sự chưa đủ mạnh về tổ chức, chức năng, quyền hạn để thích ứng với tình hình mới; chưa đủ sức ngăn chặn, chấn áp những hành vi ngày càng thâm độc, xảo quyệt, tham lam của những đối tượng phá hoại rừng để mưu lợi cá nhân. Ngày nay, "lâm tặc" khơng cịn đơn thuần là những các nhân đơn lẻ, khơng có trình độ về văn hố, về pháp luật mà đã xuất hiện những đường dây vi phạm có tổ chức, những kẻ cầm đầu "lâm tặc" có trình độ cao, hiểu biết về pháp luật, có thủ đoạn thâm hiểm, có nhiều thủ đoạn để lợi dụng kẻ hở của pháp luật, mua chuộc, làm tha hố, móc ngoặc với những cán bộ công chức nhà nước làm nhiệm vụ BVR để vi phạm, trục lợi...
Tất cả những vấn đề về sự tồn tại, yếu kém trong cơng tác BVR địi hỏi phải chú trọng và tăng cường thực hiện pháp luật về BVR. Do vậy nhiệm vụ tiếp tục BVR, thực hiện đúng đắn quy định của pháp luật trong tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật về bảo vệ rừng nhằm không ngừng nâng cao độ che phủ của rừng đồng thời tái phục hồi chất lượng rừng và đa dạng sinh học của rừng đang là yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay.