Việc đánh giá sự hoàn thiện của hệ thống quy phạm pháp luật về BVR được xem xét trên các phương diện: tính tồn diện, tính đầy đủ, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính kỹ thuật trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật BVR; nghĩa là văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, có tính ổn định tương đối, chất lượng kỹ thuật lập pháp với ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn.
- Về tính tồn diện thì các văn bản quy phạm pháp luật về BVR phải đảm bảo đa dạng và phong phú về số lượng, chất lượng, mối liên hệ giữa văn
bản quy phạm pháp luật BVR với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Sao cho chất lượng của văn bản đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực BVR.
- Về tính đồng bộ: khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực BVR rừng phải thống nhất về nội dung và hình thức, các văn bản quy phạm pháp luật không được chồng chéo, văn phong của văn bản gọn gàng, dễ hiểu. Các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong mối liên hệ với nhau, ln nằm trong một hệ thống, trong đó mỗi văn bản có một vị trí, vai trị riêng; tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các quy định; phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản là những nhóm quan hệ xã hội khác nhau về tính chất.
- Tính phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong một điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Theo triết học Mác - Lênin thì pháp luật là kiến trúc thượng của xã hội, các điều kiện hiện tại là cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với nhau là điều kiện quan trọng cho xã hội phát triển. Pháp luật về BVR luôn tồn tại trong khoảng thời gian, điều kiện xã hội nhất định và vì vậy nó phải được xác định, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của điều kiện xã hội.
- Tính nghiêm minh của pháp luật: mọi hành vi vi phạm phải được xử lý triệt để, chính xác. Nếu q trình xử lý chưa nghiêm dẫn đến hiện tượng coi thường pháp luật, trật tự pháp luật bị đảo lộn, cho nên pháp luật về BVR phải được bảo đảm thực hiện mới phát huy hiệu quả, hiệu lực trong việc BVR.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVR rừng là cơ sở pháp lý, là tiền đề cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVR rừng. Như vậy, chỉ có sự hồn thiện của hệ thống này thì mới bảo đảm cho hiệu quả thực tiễn của hoạt động thực hiện pháp luật.