- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.
3.2.2.3. Các giải pháp nâng cao năng lực thực hiện pháp luật và hiệu quả phối hợp tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ rừng của lực lượng Kiểm
quả phối hợp tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ rừng của lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan nhà nước có chức năng
Phịng ngừa và đấu tranh với các hành vi xâm phạm đến các quy định của pháp luật về BVR là cuộc đấu tranh quyết liệt, phức tạp và lâu dài, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Để bảo đảm cho pháp luật về BVR được thực hiện đúng đắn và đầy đủ thì các cơ quan nhà nước có chức năng phải có tổ chức, bộ máy và năng lực hoạt động đạt hiệu quả; đồng thời phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, có trách nhiệm giữa các cơ quan này.
Một trong những nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện pháp luật BVR ở tỉnh Quảng Ninh là năng lực thực hiện pháp luật về BVR của lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan nhà nước có chức năng về BVR
chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Khắc phục tình trạng trên, tiếp tục củng cố tổ chức, bộ máy các cơ quan áp dụng pháp luật về BVR; nâng cao trách nhiệm và phối hợp các lực lượng có chức năng BVR; từng bước hiện đại hố trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp, nghiệp vụ của lực lượng Kiểm lâm là những giải pháp quan trọng để thực hiện có hiệu quả pháp luật về BVR.
Một là, nâng cao năng lực thực hiện pháp luật của lực lượng Kiểm lâm
và các cơ quan nhà nước có chức năng
Theo quy định của pháp luật, UBND các cấp là cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về BVR, Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của nhà nước có chức năng BVR; các cơ quan khác như Cơng an, Qn đội, Biên phịng, Hải quan, Quản lý thị trường, Viện kiểm sát nhân dân, Thanh tra nhà nước v.v... là những cơ quan có chức năng BVR theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
Nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ nghiệp vụ của lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan có chức năng thừa hành pháp luật về BVR là việc xem xét, điều chỉnh các yếu tố về tổ chức, nhân sự, cơ chế hoạt động, điều kiện vật chất kỹ thuật v.v... sao cho phù hợp, có hiệu quả. Để có sự đổi mới mạnh mẽ để nâng cao năng lực thực hiện pháp luật và sự phối hợp BVR của lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện pháp luật về BVR, trong những năm tới, tỉnh Quảng Ninh cần:
- Phải đổi mới, có các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức của các cơ quan nhà nước có chức năng trong lĩnh vực BVR. Trước hết tổ chức rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tuỵ với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của người cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước về BVR, trang bị đầy đủ những kiến thức cần
thiết về chun mơn, nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước giao phó.
- Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước, thực hiện nghiêm túc, triệt để quy chế dân chủ trong các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVR, đảm bảo nguyên tắc công khai hoạt động cơng vụ, nhất là trong các cơng việc có liên quan đến công dân. Nghiêm túc trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Thực hiện tốt chế độ thu chi tài chính và chế độ bảo vệ tài sản cơng.
Phải xác định rõ nhiệm vụ của Kiểm lâm theo Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng, đấu tranh ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng, tham gia bảo vệ trật tự và an toàn xã hội vùng rừng núi; tuyên truyền vận động nhân dân BVR, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án BVR; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng trong hoạt động BVR theo quy định của pháp luật; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về BVR và lưu thơng lâm sản trình cấp có thẩm quyền ban hành, đồng thời chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó; bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng BVR của các chủ rừng; làm tốt việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng của ngành mình; tham gia các trương trình, dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quản lý theo thẩm quyền.
Để có một đội ngũ cán bộ công chức Kiểm lâm Quảng Ninh đủ mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ BVR thì ngồi những kiến thức cơ bản về lâm sinh, cần đào tạo cho họ nắm vững kiến thức pháp luật trong lĩnh vực BVR; kỹ năng xây dựng kế hoạch, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng hoàn chỉnh hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật; nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành; kỹ năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về BVR cho quần chúng nhân dân. Xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức Kiểm lâm vững về nghiệp vụ, có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, giữ gìn tư cách đạo đức, ý thức tổ
chức kỷ luật tốt, có sức khoẻ, quan tâm để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong phạm vi quy định của pháp luật.
Quan tâm đào tạo bồi dưỡng lớp trẻ, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận bảo đảm về chất lượng và cả về số lượng; chọn lọc để đào tạo và đào tạo lại cán bộ kiểm lâm. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt đề án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm đến năm 2020.
Để bảo đảm việc Kiểm lâm gắn với chính quyền, với dân, với rừng, cần tăng cường kiểm tra thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương, tổ chức BVR, bảo đảm chấp hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng của Kiểm lâm địa bàn. Bố trí Kiểm lâm địa bàn ở 100% các xã có rừng để tham mưu cho chính quyền cơ sở trong công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, theo dõi chặt chẽ về diễn biến rừng, kịp thời pháp hiện, ngăn chặn ngay từ đầu những vụ vi phạm. Từng bước tăng biên chế cho lực lượng Kiểm lâm để bảo đảm định mức bình qn 1000ha rừng có 1 Kiểm lâm viên.
Tăng cường trang thiết bị cho lực lượng Kiểm lâm gồm các phương tiện hoạt động phù hợp với địa bàn rừng núi, hệ thống thơng tin liên lạc, thiết bị phịng cháy, chữa cháy rừng. Thực hiện tốt các chính sách hiện hành về kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ, tiền lương, tiền phụ cấp, chế độ thương binh, liệt sỹ, cơ chế sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ để trấn áp “ lâm tặc”. Đề nghị bổ sung chế độ được hưởng thâm niên nghề, ưu đãi ngành đối với các đối tượng là lái xe, kế toán và nhân viên phục vụ khác trong ngành Kiểm lâm để họ yên tâm công tác. Thực hiện tốt việc cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính theo đúng các quy định hiện hành.
Phối hợp tốt việc cộng quản giữa Chi cục Kiểm lâm tỉnh với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan trong quản lý cán bộ cơng chức Kiểm lâm; thực hiện đánh giá, động viên khen thưởng và phát hiện, xử lý các
vi phạm kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Thực hiện tốt, nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của ngành.
Hai là, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng
thừa hành pháp luật về bảo vệ rừng
Để bảo đảm cho pháp luật BVR được thực hiện có hiệu quả, nhất là đối với hình thức áp dụng pháp luật BVR thì phải có một hệ thống các cơ quan có chức năng thừa hành pháp luật về BVR vững mạnh, có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong một cơ cấu thống nhất, theo sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm thi hành các quy định của nhà nước, thi hành pháp luật BVR trên thực tế.
Vì vậy, tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với các cơ quan trong khối nội chính như Cơng an, Qn đội, đặc biệt là lực lượng Biên phịng, Tồ án, Viện kiểm sát nhân dân trong đấu tranh, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVR theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả thực hiện pháp luật về BVR.
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 xác định: Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho các chủ rừng và các thơn xã, là lực lượng chính trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời tham mưu cho chính quyền các cấp trong cơng tác bảo vệ rừng. Đối với các xã có rừng, kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp xã là cán bộ tham mưu trực tiếp cho Ủy ban nhân dân xã trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Lực lượng vũ trang và các cơ quan bảo vệ pháp luật phải coi bảo vệ rừng là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với rừng phòng hộ biên giới [10, tr.43].
Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm BVR, tiến hành rà soát và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các quy chế phối hợp
trong việc BVR trên địa bàn như Kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Bộ đội biên phịng trong cơng tác BVR Quảng Ninh số 01/LN-KL-CA-QĐ ngày 03 tháng 4 năm 2003. Quy chế phối hợp số 251/QCPH/CCKL-PC23 ngày 29/5/2009 giữa lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh và lực lượng Cảnh sát phịng cháy, chữa cháy cơng an tỉnh Quảng Ninh trong cơng tác phịng cháy và chữa cháy rừng. Phương án phối hợp số 252/QCPH/CCKL-PC36 ngày 29/5/2009 giữa hai lực lượng Kiểm lâm và Cảnh sát Môi trường tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý, BVR, động vật rừng và bảo tồn thiên nhiên v.v..
Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ BVR giữa các cơ quan nhà nước có liên quan như Cơng an, Bộ đội Biên phòng, Quân đội, Quản lý thị trường, Hải quan v.v... với Kiểm lâm và với trách nhiệm BVR của UBND các cấp.
Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền các cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và thôn xã nếu để mất rừng, phá rừng ở địa phương [10, tr.41].
Muốn vậy, phải cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc, có quy chế làm việc, phân định rõ trách thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể và cá nhân phụ trách trong từng cơ quan. Xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành của hệ thống các cơ quan này. Loại bỏ những những việc làm hình thức, khơng có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính. Tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan áp dụng pháp luật về BVR trong giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức.
Sự phân định trên sẽ tạo cơ sở làm tăng thêm quyền lực thực tế để Kiểm lâm có thể thực hiện tốt hình thức áp dụng pháp luật trong thực hiện pháp luật về BVR. sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan sẽ khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp, thiếu rõ ràng trong các quy định về về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về BVR. Đồng thời sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan có liên quan sẽ hạn chế bớt những nội dung công việc không phù hợp với chức năng chính của lực lượng Kiểm lâm.