- Tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật về BVR ngày một tốt hơn.
3.2.1.3. Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng phải phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn và bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển bền
điểm, tình hình thực tiễn và bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Miền núi Quảng Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng và môi trường sinh thái, đồng thời chứa đựng tiềm năng dồi dào, to lớn về đất đai, tài nguyên khoáng sản và khả năng hợp tác giao lưu phát triển kinh tế.
Cùng với quá trình đổi mới, kinh tế-xã hội miền núi Quảng Ninh đã có nhiều phát triển, mơi trường được bảo vệ tốt hơn, đời sống của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần.
Mặc dù đạt được những tiến bộ quan trọng, nhưng đến nay miền núi vẫn là khu vực kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, khoảng cách chênh lệch phát triển với miền xi có xu hướng ngày càng tăng. Tính bền vững của q trình phát triển miền núi chưa được bảo đảm bởi còn nhiều hạn chế, yếu kém. Miền núi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trước hết là đói nghèo: Các huyện nghèo nhất là các huyện miền đông của tỉnh như huyện Ba Chẽ, Tiên n, Bình Liêu. Đầm Hà... Đói nghèo, học vấn thấp, trình độ dân trí, ý thức pháp luật khơng cao, cuộc sống tự cấp tự túc là chủ yếu, cơ cấu nền kinh tế chậm đổi mới, thiếu các dịch vụ xã hội, dân số tăng nhanh, bệnh tật, tỷ lệ duy dinh dưỡng và bỏ học cao là những vấn đề xã hội cấp bách cần phải được giải quyết trong quá trình phát triển miền núi ngày nay.
Mục tiêu phát triển bền vững mơi trường miền núi nước ta nói chung và của Quảng Ninh nói riêng là đạt tới sự hài hịa, cân đối giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bền vững môi trường, đồng thời bảo tồn được bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc.
Như đã phân tích tại Chương 1; để bảo đảm cho sự phát triển bền vững trên địa bàn Quảng Ninh với trên 70% diện tích là rừng và đất rừng thì thực hiện pháp luật về BVR là yêu cầu cần thiết. Thực hiện pháp luật về BVR phải gắn với sự phát triển của nền kinh tế, văn hố, xã hội và ngược lại. Chỉ có sự phát triển bền vững mới có cơ sở cho thực hiện đầy đủ, đúng đắn pháp luật về BVR. Đồng thời, thực hiện pháp luật về BVR phải dựa trên đặc điểm thực tiễn về BVR của địa phương. Có như vậy mới bảo đảm hài hồ cả hai mục đích là phịng hộ, mơi trường với tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người làm rừng có cuộc sống ổn định, tiến tới có thể làm giàu từ nghề rừng. Khi đó mới bảo đảm bảo vệ và phát triển bền vững rừng, phát huy được cao nhất các chức năng phịng hộ, mơi trường, sinh thái, của rừng.