rừng của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt vì trong đó ln có sự hiển diện của Nhà nước; đây vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là việc Nhà nước tổ chức thực hiện pháp pháp luật. Vì vậy, thực hiện đúng đắn việc áp dụng pháp luật có ảnh hưởng, có ý nghĩa quyết định đến tổ chức thực hiện tốt ba hình thức thực hiện pháp luật cịn lại.
Một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của áp dụng pháp luật chính là năng lực tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước và của cán bộ, công chức nhà nước được giao quyền. Xuất phát từ đặc điểm pháp luật BVR được tổ chức thực hiện chủ yếu ở vùng, sâu, vùng xa, ở vùng trình độ dân trí, sự hiểu biết, nhận thức pháp luật cịn thấp thì sự bảo đảm này càng được thể hiện rõ nét. Các đối tượng tham gia BVR, các chủ thể trong quan hệ pháp luật về BVR sẽ trú trọng đặc biệt đến ứng xử của những chủ thể đại diện cho nhà nước để tạo niềm tin, tình cảm cho pháp luật v.v...
Thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, bức xúc trong việc BVR như một số vụ phá rừng ở các tỉnh miền trung, Tây Nguyên, việc giao rừng phịng hộ cho đối tượng nước ngồi mà dư luận rất quan tâm đó là sự thiếu trách nhiệm, yếu kém về năng lực, trình độ, phẩm chất và cách thức tổ chức thực hiện pháp luật của một bộ phận trong hệ thống cơ quan, tổ chức BVR hiện nay.
Để bảo đảm cho việc thực thi pháp luật về BVR có hiệu quả thì trước hết về con người và tổ chức bộ máy áp dụng pháp luật BVR, những cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền về BVR phải thực sự làm trịn nhiệm vụ của mình; nắm vững các đặc điểm, quy trình, cách thức áp dụng pháp luật về BVR trong thực tiễn. Nếu tổ chức, bộ máy BVR vừa thiếu, vừa yếu, vừa được tổ chức không đồng bộ, không hợp lý để phát huy sức mạnh BVR của tồn dân thì hậu quả tất yếu là kết quả BVR sẽ kém, quan điểm, mục tiêu BVR sẽ không đạt được và hệ lụy là những tác hại do mất rừng gây ra sẽ phát triển và gây hậu quả cho đời sống xã hội, cho sự phát triển bền vững.
Để có được một hệ thống cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện pháp luật BVR hoạt động có hiệu quả trong BVR thì phải có một q trình nghiên cứu, tìm hiểu, đầu tư xây dựng và đào tạo theo quy hoạch, theo kế hoạch. Ngoài ra, các điều kiện kinh tế, vật chất khác phục vụ cho q trình đó cũng phải được quan tâm đáp ứng kịp thời. Đó vừa là yếu tố bảo đảm và vừa là quá trình, là biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật về BVR.