Áp dụng pháp luật về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 34 - 35)

Áp dụng pháp luật về BVR vừa là hình thức thực hiện pháp luật về BVR nhưng lại cũng là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật BVR. Hình thức này được tiến hành trong các trường hợp khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc áp dụng các chế tài pháp luật đối với các chủ thể có hành vi phạm pháp luật về BVR; khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể pháp luật không tự nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu khơng có sự can thiệp của nhà nước, như khi Nhà nước quyết định giao rừng cho cá nhân, tổ chức; khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể (ví dụ như tranh chấp rừng) mà các bên đó khơng tự giải quyết được hoặc trong một số trường hợp mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó (ví dụ khi kiểm tra việc th khốn BVR tự nhiên của chủ rừng).

Chẳng hạn, theo quy định tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, BVR và quản lý lâm sản hiện hành, khi phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này thì theo thẩm quyền, cơ quan Kiểm lâm hoặc Chủ tịch UBND các cấp ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật v.v....

Vậy, áp dụng pháp luật BVR là hoạt động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền,

nhằm thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến BVR, áp dụng pháp luật BVR có đầy đủ các đặc trưng của hình thức áp dụng pháp luật chung.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở tỉnhQuảng Ninh hiện nay (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w