Pháp luật kiểm soát VSATTP quy định trách nhiệm trước tiên về an toàn đối với thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP, đồng thời phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Luật quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, đây là quy định hồn tồn mới so với Pháp lệnh, theo đó, các loại thực phẩm phải đáp ứng đủ hai điều kiện lớn: các điều kiện chung về bảo đảm an toàn và những điều kiện riêng về bảo đảm an toàn tùy theo loại thực phẩm được quy định cụ thể tại Chương III, IV, Luật ATTP năm 2010 quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cụ thể trong Chương V. Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, cơ sở đó phải đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể. Luật ATTP năm 2010 đã giới hạn thời hạn cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện ATTP là 3 năm.
Về phân tích nguy cơ đối với ATTP là điểm mới được quy định tại Chương VIII, Luật ATTP năm 2010. Trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với ATTP thuộc về Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Cơng thương. Ngồi ra, Luật ATTP năm 2010 tại Chương IX cịn quy định về thơng tin, giáo dục,
truyền thông về ATTP nhằm mục đích nâng cao nhận thức về ATTP, thay đổi nhận thức, hành vi, phong tục tập quán sản xuất, kinh doanh lạc hậu, gây mất ATTP góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ các chính sách của Nhà nước về ATTP, theo đó, cần phải xây dựng chiến lược bảo đảm ATTP, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm...
Các tổ chức, cá nhân được quyền thực hiện bằng các biện pháp để đảm bảo trong quá trình sản xuất như quyết định và cơng bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp, quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm ATTP. Việc nhà sản xuất quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng, đối tượng khách hàng hiểu hơn về sản phẩm mà họ có nhu cầu sử dụng. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là
văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, phương pháp thử các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, các yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng sản phẩm [2]. Quyền quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ như một
biện pháp hữu ích trong việc bảo đảm ATTP. Kiểm sốt nội bộ là một q trình: bao gồm một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong tổ chức, cá nhân và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Q trình kiểm sốt là phương tiện để giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đảm bảo ATTP của tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất. Việc quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người. Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: kiểm sốt nội bộ có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Ngoài ra các tổ chức, cá nhân trong giai đoạn sản xuất được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm khơng bảo đảm an tồn; Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù
hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy; Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Với việc quy định rõ trong Luật ATTP đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất thuận lợi, đúng với quyền hạn của nhà sản xuất.
Thông tin trung thực về ATTP hay các nghĩa vụ khác để đảm bảo ATTP là vấn đề rất được người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay. Nhà sản xuất phải phản ánh trung thực nhất về sản phẩm, cánh báo nguy cơ mất ATTP... Việc lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm để truy xuất nguồn gốc thực phẩm là các biện pháp quyết liệt đảm bảo cho việc truy xuất được nguyên nhân cuối cùng của việc có hay khơng mất ATTP. Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, khơng bảo đảm an tồn. Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu tồn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó; tn thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 Luật ATTP; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm khơng an tồn do mình sản xuất gây ra. Như vậy nội dung chính pháp luật kiểm sốt VSATTP là các quy định sau: - Các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm:
- Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm - Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
- Các quy định về phân tích nguy cơ đối với ATTP;
- Các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP - Các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP