Hoàn thiện nội dung pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 81 - 83)

- Khâu sơ chế, chế biến: Số lượng cơ sở sơ chế rau củ quả tươi có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn hạn chế Việc sơ chế sản phẩm rau

3.2.1. Hoàn thiện nội dung pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm

quan quản lý nhà nước trong kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm

Hiện nay công tác quản lý ATTP thuộc về trách nhiệm của ba cơ quan là Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương. Cơ quan quản lý như vậy là vẫn còn cồng kềnh và nhiều. Mỗi cơ quan lại ban hành các văn bản pháp luật khác nhau quy định về việc quản lý ATTP thuộc trách nhiệm của cơ quan mình quản lý. Vơ hình dung có sự chồng chéo trong quản lý gây gánh nặng cho mỗi Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Trên cơ sở chính sách, pháp luật đã ban hành, cần xem xét lại phương thức tổ chức, quản lý về mặt nhà nước theo nguyên tắc một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan nhà nước, khắc phục chồng chéo trong quản lý ATTP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP.

Bên cạnh đó cần rà sốt các quy định về kiểm soát VSATTP để thống nhất cơ quan quản lý chung. Loại bỏ những điểm chồng chéo giữa các văn bản của các bộ ngành khác nhau, những quy định khơng hoặc ít có tính khả thi.

Rà sốt lại các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến, quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam, các quy định về ghi nhãn chi tiết đối với thực phẩm bao gói sẵn để có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế và chuẩn quốc tế. Trước hết ban hành các quy định cụ thể đối với từng loại hình dịch vụ kinh doanh ăn uống, chợ và siêu thị. Xây dựng quy trình ghi nhãn rộng rãi và chặt chẽ hơn [17].

Cần thiết phải dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, trong đó cần đưa ra những quy định cụ thể phân định quản lý giữa các bộ, ngành tránh tính trạng quản lý chồng chéo, kém hiệu quả trong quá trình thực hiện. Cần ban hành các Nghị định quy định về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm, Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ATTP, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, Nghị định quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm vi phạm ATTP…

Đối với nhóm thực phẩm có nguy cơ cao cần xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, phương tiện vận chuyển, công nghệ bảo quản đối với từng nhóm thực phẩm có nguy cơ cao như thịt, sữa, rau quả, thực phẩm ăn ngay, nước đóng chai.

Ngoài ra cần:

Nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chí về văn minh thương mại trong kinh doanh thực phẩm. Trên cơ sở đó kiểm tra khả năng đáp ứng của các cơ sở kinh doanh thực phẩm để cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này là một hình thức quảng bá hình ảnh của các cơ sở kinh doanh thực phẩm (chẳng hạn như cửa hàng rau sạch, chè khơng có dư lượng độc tố, thịt chăn nuôi theo quy trình sạch…) [17].

Đưa trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác ATTP vào Luật ATTP để nâng cao tính răn đe, phịng ngừa chung trong xã hội. Chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, cơng an các địa phương nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm ATTP, điều tra, khởi tố một số vụ án điểm trong lĩnh vực ATTP theo quy định của Bộ luật hình sự.

Đối với cơng tác quản lý ATTP cấp cơ sở, chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về ATTP trên địa bàn, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực

cho cơng tác này; xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, khu dân cư văn hóa. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của cơ quan nhà nước cấp dưới, kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.

Các địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nơng sản thực phẩm an tồn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mơ hình VietGAP và hình thành hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; kết nối người tiêu dùng với thực phẩm an tồn.

Sớm có phương án kinh phí cho cơng tác quản lý ATTP theo hướng cho phép các địa phương chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm ATTP và có kinh phí tăng cường từ ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu cơng tác này, đặc biệt là kinh phí cho kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm khơng an tồn. Trước mắt, ứng trước từ ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)