Hoa Kỳ là một cường quốc trên thế giới cả về kinh tế lẫn chính trị, chính vì vậy việc quan tâm tới ATTP đảm bảo đời sống của người dân lại luôn được quan tâm, nhất là trong việc kiểm soát VSATTP bằng pháp luật. Đạo luật Hiện đại hóa ATTP (FSMA), được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký vào tháng 1-2011 đã cho phép Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ cải thiện hệ thống ATTP nước này, giúp tăng khả năng bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo trang thơng tin chính thức về ATTP của chính phủ Hoa Kỳ, đạo luật năm 2001 cho phép FDA tập trung nguồn lực nhiều hơn vào công tác ngăn ngừa những vấn đề ATTP, hơn là phản ứng bị động sau khi những vấn đề sức khỏe nảy sinh. Theo Trung tâm Kiểm sốt và Phịng chống dịch bệnh (CDC), mỗi năm tại Hoa Kỳ có đến gần 48 triệu người mắc bệnh và khoảng 3.000 người qua đời vì các chứng bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn. Đợt bùng phát chủng vi khuẩn E. Coli trong thực phẩm tại châu Âu khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngàn người phát bệnh trong năm 2011, đã thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ đưa ra đạo luật FSMA, theo đó FDA trở thành một người "nhạc trưởng" trong hệ thống ATTP. Cơ quan này là đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng khác tại Hoa Kỳ ngăn ngừa thực phẩm khơng an tồn xuất hiện trên bàn ăn của người dân ngay từ các nông trang và biên giới.
FDA đã phát triển một chiến lược ngăn chặn thực phẩm bẩn buôn lậu vào nước này ngay từ biên giới. Theo cổng thông tin của FDA, cơ quan này đóng vai trị trung tâm điều phối hoạt động chống buôn lậu thực phẩm bẩn của Bộ Dịch vụ sức khỏe và con người (HHS), Bộ An ninh nội địa (DHS), Cục Hải quan và Biên phòng (CBP) và Cục Kiểm soát nhập cư và Thuế quan (ICE) trực thuộc DHS. Sự phối hợp liên ngành này giúp ngăn ngừa việc buôn lậu thực phẩm bẩn dưới mọi mục đích, từ lợi ích kinh tế, trốn thuế, trốn thanh tra ATTP, hay thậm chí là một âm mưu đe dọa sức khỏe của người dân Hoa Kỳ, đe dọa an ninh của Hoa Kỳ. FSMA cho phép FDA phối hợp với các lực lượng hải quan ngăn chặn thực phẩm khơng an tồn từ bên ngoài biên giới tuồn vào Hoa Kỳ qua mọi kênh.
FDA cũng đứng đằng sau hoạt động kiểm sốt quy trình sản xuất thực phẩm an tồn, thực hiện bởi Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Từ năm 1998, FDA đã phối hợp cùng USDA cho lưu hành văn bản "Chương trình làm nơng nghiệp sạch". Sau khi tiến hành khảo sát và tham vấn hoạt động nông nghiệp ở các quy mô khác nhau trong năm 2010, FDA đã đề xuất xây dựng tiêu chuẩn sản xuất thịt, gia cầm và rau củ sạch trên toàn quốc, đồng thời yêu cầu USDA tiến hành thanh tra dựa trên tiêu chuẩn này.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ có các quy định khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải qua sự kiểm tra của FDA. Theo quy định, các hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn ngang bằng với tiêu chuẩn hàng hóa được sản xuất tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn, đối với mặt hàng thủy sản, thị trường Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các thực phẩm biển được chế biến phù hợp với các nguyên tắc của HACCP cũng như yêu cầu vệ sinh của Hoa Kỳ, nước nhập khẩu phải có một cơ quan thẩm quyền duy nhất đủ năng lực kiểm soát quá trình sản xuất; các quy định về quản lý an toàn vệ sinh trong chế biến, nhập khẩu sản phẩm.
Tất cả các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, chế biến, đóng gói hay chứa đựng thực phẩm đều phải đăng ký với FDA các thông tin như tên hãng,
địa chỉ… Các cơng việc sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển, phân phối, giao nhận, tích trữ hay nhập khẩu thực phẩm sẽ phải thiết lập và duy trì việc lưu trữ mà FDA quyết định là cần thiết để có thể xác định ngay lập tức các nguồn cung cấp thực phẩm trước đây và sau đó giao chuyển cho ai. Điều này cho phép FDA có thể truy tìm lại nguồn gốc của thực phẩm đó để xác định các mối đe dọa, các hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe.