Các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thơng an tồn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 53 - 54)

các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh. Đình chỉ sản xuất, kinh doanh, thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường. Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm. UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố về ATTP trong phạm vi địa phương.

Ngoài ra quy định riêng về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế cần quy định cụ thể việc khai báo sự cố về ATTP; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố về ATTP xảy ra ở nước ngồi có nguy cơ ảnh hưởng tới Việt Nam. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu tồn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

2.2.5. Các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thơng an tồn thực phẩm thực phẩm

Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP là một vấn đề quan trọng trong công tác kiểm sốt VSATTP. Thơng tin, giáo dục, truyền thông về ATTP nhằm nâng cao nhận thức về ATTP, thay đổi hành vi, phong

tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm. Chính vì vậy, cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cơng tác tun truyền VSATTP đang được các cơ quan chức năng quan tâm chú trọng, nhằm huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng trong việc chung tay bài trừ thực phẩm "bẩn".

Công tác truyền thông về VSATTP được các ngành chức năng xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh cũng như vai trò của người tiêu dùng về VSATTP. Theo đó, cơng tác tun truyền được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức, bằng nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu số, phát trên sóng phát thanh và truyền hình. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cịn phối hợp với các trường học chú trọng hoạt động truyền thông trực tiếp tới phụ huynh, học sinh và giáo viên các trường học để tích cực phịng chống ngộ độc thực phẩm và lây truyền qua thực phẩm; xây dựng các nội dung tuyên truyền phù hợp cho các đối tượng, các vùng dân cư khác nhau, chú trọng tới đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số… Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc phổ biến Luật ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về đảm bảo ATTP; kiến thức về đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi; sản phẩm nông sản, trong nhập khẩu thực phẩm. Đặc biệt, tuyên truyền về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)