Những gợi mở trong việc kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 39 - 41)

ở Việt Nam

- Qua bài học kinh nghiệm trong việc kiểm sốt VSATTP ở các nước cho thấy cơng tác thanh tra, kiểm tra luôn được coi trọng, và được xem là biện pháp quan trọng nhất để kiểm sốt thực phẩm. Việt Nam cần có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh hơn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực VSATTP.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn VSATTP mang tính khả thi, hiệu quả cao trong phòng ngừa và xử lý khắc phục những vi phạm ATTP phù hợp với điều kiện mỗi nước, đặc biệt là thu nhập và tập quán ăn uống. Tuy nhiên, phải lấy tiêu chuẩn quốc tế để từng bước điều chỉnh các quy định trong nước đặc biệt là các quy định liên quan đến thực phẩm xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu.

- Hệ thống kiểm nghiệm, phân tích thực phẩm đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác, khoa học của hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP. Việt Nam cần xây dựng hệ thống kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn, các phịng phân tích chuẩn kiểm nghiệm chất lượng VSATTP để tạo cơ sở cho việc kiểm soát VSATTP trong nước cũng như xuất khẩu thực phẩm ra các thị trường nước ngồi.

- Xây dựng hệ thống kiểm sốt dựa trên đánh giá nguy cơ, áp dụng các nguyên lý đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thông nguy cơ đã được FAO/WHO xây dựng.

- Xây dựng bộ máy quản lý và kiểm sốt VSATTP, phân cơng trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương liên quan và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong kiểm soát VSATTP. Hiệu quả hoạt động của bộ máy là yếu tố quyết định hiệu quả công tác quản lý thực phẩm. Hợp nhất trách nhiệm quản lý giữa hai lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm.

Kết luận chương 1

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề cấp thiết hiện nay, tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và cả thế hệ mai sau. Thực phẩm an tồn đóng góp to lớn trong việc bảo đảm sức khỏe cho mỗi con người, đồng thời giúp con người chống chọi lại với bệnh tật.

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát VSATTP ở Việt Nam, tác giả đã phân tích rõ hơn các khái niệm, đặc điểm về VSAATP, về ATTP, để từ đó thấy được lý do chọn đề tài là pháp luật kiểm sốt VSATTP. Bên cạnh đó tác giả đã đưa ra được các khái niệm, nội dung, vai trò về kiểm soát VSATTP tại Việt Nam. Qua các khái niệm được chỉ ra trong chương 1, từ đó tác giả đã nêu được bức tranh tồn cảnh về vấn đề VSATTP tại Việt Nam cũng như tại địa bàn tỉnh Quảng Bình là đáng báo động trong thời điểm hiện tại. Với việc đưa ra được bức tranh toàn cảnh vấn đề VSATTP tại Việt Nam đang là vấn đề hết sức nóng hổi, từ đó thấy được tính cấp thiết của việc kiểm sốt VSATTP. Kiểm sốt tốt VSATTP cũng chính là kiểm soát nguồn bệnh gây nguy hại cho sức khỏe chúng ta. Làm rõ được các yếu tố cần thiết phải kiểm soát pháp luật về VSATTP nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật kiểm soát VSATTP tại Việt Nam.

Ngoài ra, tác giả nêu một số kinh nghiệm trong việc kiểm soát VSATTP của một số nước trên thế giới nhằm rút ra những kinh nghiệm cho việc hồn thiện các chính sách pháp luật về ATTP nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)