Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm tại tỉnh Quảng Bình và yêu cầu kiểm soát bằng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 61 - 66)

yêu cầu kiểm soát bằng pháp luật

Vấn đề vệ sinh ATTP đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và Quảng Bình cũng khơng nằm ngồi thực trạng chung.

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km2, dân số năm 2015 có 872.925 người. Phần lớn cư dân địa phương

là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 80,42% sống ở vùng nông thôn và 19,58% sống ở thành thị [42].

Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đơng và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hịn La, cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [42].

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đơng, 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Tồn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và ln bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8, nhiệt độ có khi đạt đỉnh điểm 40 oC.

Nhìn qua đặc điểm địa bàn, dân cư của tỉnh Quảng Bình thì có thể thấy Quảng Bình nằm ở khúc hẹp nhất trên dải đất hình chữ S. Khí hậu khơng được thuận lợi như ở các tỉnh thành khác khi mùa lạnh, mùa khơ đều rất khắc nghiệt. Do đặc điểm địa hình, khi hậu, nguồn tài ngun ít nên Quảng Bình được xếp vào tỉnh nghèo của Việt Nam. Với lượng dân cư phân bổ chủ yếu ở nơng thơn thì việc được tiếp thu các thông tin về ATTP sẽ hạn chế hơn so với các tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, với việc tập trung dân cư q đơng ở vùng nơng thơn nơi trình độ dân trí cịn thấp, thơng tin truyền thơng cịn hạn chế thì vấn đề vệ sinh ATTP cũng là vấn đề thách thức đối với tỉnh nhà.

Có thể ghi nhận các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau: Vào ngày 21/4/2015, Nhà hàng tiệc cưới Bảo Quốc (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch) thuê người nấu ăn phục vụ khai trương nhà hàng với số lượng khách tham dự khoảng 200 người. Đến 15 giờ cùng ngày, xuất hiện ca ngộ độc thực phẩm đầu tiên với các triệu chứng lâm sàng là đau bụng, buồn nơn, đi ngồi phân lỏng, sốt. Đến 21 giờ cùng ngày có bệnh nhân vào điều trị tại Trạm Y tế xã Phúc Trạch. Tính đến 10 giờ ngày 23.4, tổng số người mắc điều trị tại cơ sở y tế được ghi nhận là 26 trường hợp, trong đó 23 người điều trị tại Trạm Y tế xã Phúc Trạch, 2 người tại cơ sở y tế tư nhân và 1 người điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.

Vụ ngộ độc do ăn bánh mỳ: Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Bình thì các nạn nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ mua tại cơ sở sản xuất bánh Vương Tiến Thành, cửa hàng đóng tại 63 - đường Trần Hưng Đạo, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) vào ngày 14/10. Các nạn nhân phải nhập viện, được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới và Bệnh viện Đa khoa Đồng Hới. Rất may khơng có ca tử vong nào từ vụ ngộ độc thực phẩm này. Khoảng 18h ngày 14/10/2015, ca ngộ độc đầu tiên được phát hiện khi nhập viện và số ca tiếp tục được ghi nhận tăng dần lên đến 105 nạn nhân lúc 3h sáng 16/10/2015 mới dừng lại, trong đó 93 người đã phải nhập viện cấp cứu, có 27 nạn nhân là trẻ em dưới 15 tuổi. Các bệnh nhân đều có chung triệu chứng buồn nơn, nơn, sốt, đau bụng, tiêu chảy… Hiện các bệnh viện nói trên đang tiếp tục tích cực điều trị, theo dõi cho các bệnh nhân bị ngộ độc.

Và mới đây nhất là vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại đám cưới của một gia đình tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trước đó, vào 8h sáng ngày 7/5/2016, gia đình ơng Mai Văn Trường ở thôn Cửa Thôn, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh tổ chức lễ cưới cho con với số khách khoảng 200 người. Gia đình hợp đồng với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Toàn Dịu ở xã Hải

Ninh nấu ăn đãi khách. Sau khi dự đám cưới, khoảng 21h cùng ngày, một số người có triệu chứng: đau bụng; buồn nơn, đi ngồi, sốt phải vào điều trị tại Trạm Y tế xã Hải Ninh và Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chi Cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Bình cho biết, đến chiều 9/5/2016 vẫn cịn 18 người đang nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh và Trạm Y tế xã Hải Ninh, sức khỏe các bệnh nhân đang dần ổn định. Chi Cục ATTP tỉnh đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện để kiểm nghiệm, tham khảo. Kết luận sơ bộ ban đầu của Đoàn kiểm tra, nguyên nhân ngộ độc là do ăn món dạ con luộc. Sau khi kiểm tra cơ sở cung cấp thức ăn, họ cũng thừa nhận là cơ sở đã gây ra vụ ngộ độc thực phẩm. Hiện cơ sở này tạm đóng cửa, ngừng hoạt động. Từ năm 2011 đến 31/12/2016, trên toàn tỉnh xảy ra 20 vụ ngộ độc thực phẩm làm 585 người mắc, 01 trường hợp tử vong (năm 2011). Trong đó 16 vụ có nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm (chiếm tỷ lệ 80%), 04 vụ có nguyên nhân do độc tố tự nhiên, hóa chất (chiếm tỷ lệ 20%). Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm: Tỷ lệ vụ ngộ độc thực phẩm do hóa chất, độc tố tự nhiên giảm, giai đoạn 2011-2013 là 02/08 vụ (25%), giai đoạn 2014-2016 là 02/12 vụ (16,6%). Tỷ lệ vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật truyền nhiễm qua thực phẩm vẫn ở mức cao và tăng dần qua các giai đoạn: giai đoạn 2011-2013 là 06/08 vụ (75%), giai đoạn 2014-2016 là 10/12 vụ 83,3 %. Năm 2014 có số vụ ngộ độc thực phẩm cao nhất (07 vụ), năm 2012 thấp nhất (0 vụ) [34]. Số vụ ngộ độc thực phẩm có nhiều người mắc phần lớn xảy ra tại các đám tiệc, đám giỗ. Nguyên nhân là do quá trình chế biến thực phẩm khơng đảm bảo vệ sinh, thời gian bảo quản thực phẩm từ lúc chế biến xong đến lúc ăn dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và gây ngộ độc.

Ngoài ra, bệnh truyền qua thực phẩm là nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và giống nòi do sử dụng lâu dài thực phẩm khơng bảo đảm VSATTP. Hiện có tới 400 các bệnh truyền qua thực phẩm, chủ yếu là tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm... Trong giai đoạn 2011 - 2016 tình hình ATTP được kiểm sốt khá ổn định, trên địa bàn khơng xảy ra các vụ dịch bệnh lớn truyền qua thực phẩm như tả, lỵ, thương hàn…

Để khắc phục sự cố về ATTP trên địa bàn, các cơ quan liên quan sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo, các đơn vị y tế có liên quan đã nhanh chóng thành lập đồn điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm. Đoàn điều tra tiến hành thu thập thông tin , điều tra, kết luận vụ ngộ độc thực phẩm theo trình tự tại Quyết đi ̣nh số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bô ̣ Y tế về quy chế điều tra ngô ̣ đô ̣c thực phẩm.

Từ tháng 4/2016 các tỉnh miền Trung xảy ra sự cố về môi trường dẫn đến hải sản chết hàng loạt. Nguyên nhân được xác định là do Công ty Formosa - Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh xả thải khơng đúng quy trình làm mơi trường biển bị ô nhiễm. Các ngành liên quan gồm: Ngành NN&PTNT, ngành Công thương, ngành Y tế đã triển khai các hoạt động ứng phó sự cố như:

+ Tổ chức tuyên truyền, thanh kiểm tra, giám sát; không để người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm sử dụng hải sản chết không rõ nguyên nhân để làm thực phẩm.

+ Đã tổ chức xác nhận nguồn gốc hải sản đánh bắt xa bờ. Lấy mẫu hải sản tại các kho đông lạnh trên địa bàn tỉnh gửi Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Bộ Y tế.

+ Ngành Y tế xây dựng kế hoạch triển khai và tiến hành giám sát chất lượng hải sản tại Quảng Bình từ tháng 4 đến tháng 12/2016 theo hướng dẫn của Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia.

Như vậy có thể thấy, Quảng Bình cũng đang nằm trong xu thế chung của cả nước, khi vấn đề VSATTP đang nóng hơn bao giờ hết. Chính phủ, các

Bộ, ngành, các cơ quan chức năng đã và đang chung tay cùng nhau giải quyết vấn đề chung ATTP của tồn xã hội và Quảng Bình cũng khơng nằm ngồi việc chung tay vì ATTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)