xuất kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm
(i) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật
và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối với sức khỏe, tính mạng con người [26].
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định về mức giới hạn đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác [24]. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu
quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN; Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
Thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được cơng bố hợp quy (đối với sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật) và cơng bố phù hợp quy định ATTP (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật, gọi tắt là cơng bố sản phẩm). Theo đó, điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Hồ sơ cơng bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP, bao gồm kết quả thử nghiệm do các cơ quan có thẩm quyền sau cấp: Phịng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phịng kiểm nghiệm độc lập được cơng nhận; hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế lớn là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu. Việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng sản phẩm cụ thể là không khả thi, dẫn đến việc các cơ quan và doanh nghiệp đổ lỗi do khơng có tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam. Trong khi đó việc xử lý một số tồn tại như: chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất kháng sinh trong rau, quả, chè, thịt, thủy sản... còn chậm, chưa dứt điểm, chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Cần xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm theo chuẩn quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Mục đích chính là để áp dụng các tiêu chuẩn quốc
tế vào thị trường Việt Nam. Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch động thực vật cũng như năng lực quốc gia về ngăn ngừa các nguy cơ dịch bệnh ở thực vật và động vật là biện pháp tốt nhất để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
Như vậy, để quản lý được thị trường thực phẩm cũng như bảo hộ, phát triển được các sản phẩm thực phẩm trong nước thì địi hỏi phải có hệ thống pháp luật đủ mạnh, đồng bộ để đảm bảo ATTP. Luật ATTP mới ra đời quy định về các điều kiện chung về bảo đảm ATTP cũng như điều kiện riêng đặc thù đối với một số loại thực phẩm như thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng… Tùy từng loại thực phẩm, Luật nghiêm cấm sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; cấm sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất khơng rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về bao gói và ghi nhãn sản phẩm, bảo quản thực phẩm.
Trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm có những hành vi đa dạng các chủ thể như người sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức có liên quan đến các hoạt động bảo đảm ATTP. Thực phẩm chủ yếu đến với người tiêu dùng thông qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Luật ATTP, Thông tư số 15/2012/TT-BYT quy định cụ thể, chi tiết về các điều kiện chung trong sản xuất, trong kinh doanh thực phẩm. Các cơ sở sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về địa điểm môi trường; thiết kế bố trí nhà xưởng; kết cấu nhà xưởng; hệ thống thơng gió; hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước; hơi nước và khí nén; hệ thống xử lý chất thải, rác thải; nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động; nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm; trang thiết bị, dụng cụ (phương tiện rửa và khử trùng tay; thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm; thiết
bị dụng cụ giám sát, đo lường, v.v…). Đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm, chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP theo quy định; phải được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế… Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng, đeo khẩu trang. Về bảo quản thực phẩm trong sản xuất, kho thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an tồn, thơng thống, dễ vệ sinh và phịng chống được cơn trùng, động vật gây hại xâm nhập và cư trú. Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải có đầy đủ biển tên; nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh; đối với nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có sổ sách theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm và sản phẩm thực phẩm phải được chứa đựng, bảo quản theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất và yêu cầu của loại thực phẩm về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố ảnh hưởng tới ATTP. Nước đá dùng trong bảo quản thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) về nước sạch số 02:2009/BYT. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ 15 yêu cầu về nhà xưởng, 4 yêu cầu đối với trang thiết bị. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP theo quy định, phải được khám sức khỏe được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, đối với thực phẩm đặc thù cần có biện pháp bảo đảm nghiêm ngặt phù hợp với từng loại thực phẩm như thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố đều có các quy định bảo đảm riêng.
Các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP nhập khẩu, xuất khẩu. Thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định chung về bảo đảm ATTP theo
pháp luật Việt Nam, ngồi ra cịn phải tuân thủ các quy định điều kiện bảo đảm ATTP nhập khẩu theo Luật ATTP. Nếu sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật sản xuất trong nước, tiến hành cấp giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định ATTP đối với sản phẩm chưa có qui chuẩn kỹ thuật sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng) thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế Qui định theo hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP do Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012; quy định việc kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế Thông tư 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015. Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 05/3/2007 ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về VSATTP theo mã số HS do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành. Quyết định 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015 công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra ATTP trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNT.
Đối với thực phẩm xuất khẩu cần đáp ứng các điều kiện bảo đảm ATTP của Việt Nam và phù hợp với quy định về ATTP của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.