Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 49 - 51)

Nội dung quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm:

Luật An toàn thực phẩm đã quy định cụ thể hơn về nội dung quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm. Luật đã đưa ra quy định về việc trước khi thực hiện quảng cáo thực phẩm, nội dung quảng cáo không những phải được thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế theo như tinh thần của pháp luật hiện hành về quảng cáo mà còn phải được kiểm tra, xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đó [17].

Hiện nay Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 30/8/2006 là Văn bản pháp lý riêng quy định về việc ghi nhãn hàng hóa. Hàng hóa lưu thơng trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này [8].

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán và lưu hành trên thị trường. Do vậy, pháp luật đưa ra những quy định rõ ràng về cách thức gắn nhãn mác sản phẩm đối với từng đối tượng cụ thể: hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa lưu thơng trong nước sẽ có cách thức thể hiện, màu sắc và ngơn ngữ trình bày nhãn hiệu khác nhau.

Việc quảng cáo thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Quy định các loại thực phẩm bắt buộc quảng cáo

gồm: Thực phẩm chức năng; Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; Nước khống thiên nhiên; Nước uống đóng chai; Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm [26].

Ghi nhãn thực phẩm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa [26]. Ngồi ra Luật quy định những trường hợp đặc thù trong việc ghi

nhãn. Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa: Tên hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa [8]. Điển hình như nhãn

hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.

Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch [8]. Những thông tin bắt buộc thể hiện

đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản phải được cơng khai những thông tin sau: Tên hàng hóa; Hạn sử dụng; Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa; Hướng dẫn sử dụng; Cảnh báo an tồn (nếu có).

Xuất xứ và thơng tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên. Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thơng số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)