Vệ sinh ATTP là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, duy trì và phát triển nịi giống cũng như phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề VSATTP đang được quan tâm cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Pháp luật về ATTP đóng vai trị sống cịn trong thời đại thương mại quốc tế; phải xây dựng được một hệ thống pháp luật đủ mạnh, phù hợp với thông ước quốc tế, kèm theo nguồn lực tương xứng đảm bảo kiểm tra, giám sát, cưỡng chế nghiêm khắc và phản ứng nhanh từ các cấp chính quyền đối với những vi phạm về ATTP.
Luật ATTP được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII thơng qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010. Luật ATTP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 và thay thế Pháp lệnh VSATTP. Luật ATTP ra đời đã kịp thời khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh VSATTP như: nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật về ATTP, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan, Bộ ngành quản lý ATTP, nâng cao chế tài xử lý vi phạm pháp luật về ATTP, đáp ứng kịp thời với phương thức quản lý về ATTP trong tình hình mới, hội nhập quốc tế và tăng cường hơn nữa vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng trong bảo đảm ATTP.
Quản lý ATTP đóng một vai trị quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng và bổ dưỡng cho cộng đồng. Mặt khác, bảo đảm chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm cịn là một trong những điều kiện tiên quyết, thiết yếu để thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phát triển ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế quốc gia và quốc tế. Gần đây, sự bùng phát bệnh tật do thực phẩm gây ra đã trở nên đáng báo động, gây nên những mối lo ngại về hiệu quả của hệ thống kiểm sốt ATTP. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 800 triệu người cịn phải chịu tình trạng thiếu dinh dưỡng, chủ yếu là ở các nước đang phát triển. Thiếu
dinh dưỡng không chỉ là kết quả của nguồn cung ứng thực phẩm khơng đầy đủ, nó cịn gây ra do sự tiêu thụ các loại thức ăn cịn hạn chế, khơng an toàn và kém chất lượng. Ngồi ra, mỗi năm có đến 3 triệu trẻ em bị chết vì mắc các bệnh tiêu chảy (bao gồm cả bệnh lỵ) do tiêu thụ thức ăn kém chất lượng và dùng nước uống khơng an tồn. Bên cạnh đó, trong mơi trường tồn cầu mới, cả các nước xuất nhập khẩu thực phẩm đều đang đẩy mạnh hệ thống kiểm sốt thực phẩm của mình, thực hiện và tuân thủ các chiến lược kiểm soát thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ nhằm vừa bảo đảm quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng, vừa tạo điều kiện thúc đẩy thương mại thực phẩm phát triển. Điều quan trọng đối với các nước đang phát triển đó là thực hiện và thi hành một hệ thống kiểm soát ATTP dựa trên khái niệm hiện đại về đánh giá các mối nguy. Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc hoạch định chính sách và tạo khung pháp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro, những mối nguy đối với ATTP hay đề ra những quy định mà các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng để bảo đảm thực phẩm an tồn từ khâu sản xuất tới lưu thơng.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật nhằm kiểm soát VSATTP. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm ATTP, góp phần khơng nhỏ vào việc bảo đảm sức khỏe của nhân nhân. Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát VSATTP ngày càng được nâng cao về hiệu lực pháp lý. Trước đây, để kiểm soát VSATTP, các văn bản pháp luật được các cơ quan chức năng ban hành dưới hình thức như quyết định, thơng tư, chỉ thị…, đến nay, Luật ATTP đã được thơng qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, ngày 17-6-2010 và có hiệu lực từ ngày 01-7-2011, đánh dấu một bước phát triển của pháp luật về VSATTP. Bên cạnh đó, các phương thức quản lý đối với hàng hóa là thực phẩm còn được điều chỉnh theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thủy sản, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh,...
Việc mỗi con người có quyền được cung cấp thực phẩm sạch, thực phẩm an tồn là quyền lợi chính đáng. Tuy nhiên hiện nay khi lợi nhuận, sức mạnh của đồng tiền đã làm cho con người ngày càng xem thường sự an toàn sức khỏe cho cộng đồng, con người đã tìm mọi cách để hủy hoại chính chúng ta và cả thế hệ tương lai. Vì vậy vấn đề ATTP đang là vấn đề bức xúc, nóng hổi khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên thế giới. Việc quản lý ATTP cần phải quản lý chặt chẽ bằng các chế tài xử lý thật nghiêm khắc, có tính răn đe chung để đảm bảo trong việc quản lý ATTP. Nhu cầu kiểm soát bằng pháp luật là nhu cầu cần thiết để đảm bảo ATTP trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động thương mại.
Có thể nói, trong suốt chuỗi thực phẩm, từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản, buôn bán cho đến tiêu dùng, thì Nhà nước khơng trực tiếp làm bất kỳ một khâu nào, nhưng với cương vị là người quản lý nhà nước đóng một vai trị hết sức quan trọng trong chuỗi thực phẩm đó, làm thế nào để chuỗi thực phẩm đó được vận hành một cách chắc chắn và an toàn để tạo ra các sản phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng hay có thể nói Nhà nước là chất xúc tác trong chuỗi thực phẩm đó. Trong đó Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời điều chỉnh về ATTP; ban hành các quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng và các quy chuẩn cần thiết cho công việc sản xuất thực phẩm an tồn; quy định các hình thức kỷ luật, xử phạt, khen thưởng... hợp lý làm cơ sở cho người dân thực hiện, cho nhà sản xuất làm theo, đồng thời tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý. Ngồi ra nhà nước cịn xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, đã phân cơng nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý, xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện công tác quản lý như xây dựng phịng thí nghiệm, xét nghiệm để thực hiện việc quản lý của mình. Thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có hình thức xử phạt khen thưởng, kỷ luật.. nhằm tạo niềm tin cho nhân dân. Đồng thời tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATTP cho người dân nâng cao vốn hiểu biết và cách phòng tránh; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm rằng các sản phẩm thực phẩm được tạo ra là an tồn vệ sinh, khơng gây hại cho người sử dụng.