- Khâu sơ chế, chế biến: Số lượng cơ sở sơ chế rau củ quả tươi có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn hạn chế Việc sơ chế sản phẩm rau
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam thực phẩm ở Việt Nam
Quá trình thi hành Luật ATTP năm 2010, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong kiểm sốt VSATTP, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Hệ thống các quy định về kiểm sốt VSATTP cịn q nhiều, gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP còn chưa cao, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Tính ổn định của một số văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát VSATTPchưa cao. Hiện nay, hệ thống pháp luật về kiểm soát VSATTP đang thiếu các quy định chi tiết dẫn đến viêc áp dụng của các chủ thể đang gặp khơng ít khó khăn. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP hiện còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đối với những thực phẩm truyền thống và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành cũng đã lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi. Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm. Việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, chưa chú ý xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức. Công tác tuyên truyền mới tập trung phản ánh vi phạm mà chưa chú trọng biểu dương, khuyến khích những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp làm tốt ATTP. Việc thanh tra, kiểm tra, điều tra xác định ngun nhân gây ơ nhiễm thực phẩm cịn chưa thường xuyên, kịp thời, việc xử phạt chưa kiên quyết nên chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.
Nhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý, bảo đảm ATTP, Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/5/2016 về việc "Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm" nêu rõ:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo đúng quy định từ Điều 61 đến Điều 70 Luật an toàn thực phẩm và quy định của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm được giao [13]. Xây dựng một hệ thống kiểm soát dựa trên nguy cơ, áp dụng các nguyên tắc đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thơng nguy cơ. Cần có các quy định rõ ràng trong việc điều chỉnh toàn diện và thống nhất các vấn đề về quản lý ATTP, chú trọng tập trung làm rõ 4 vấn đề: cơ quan quản lý nhà nước về ATTP; cơ chế phối hợp trong công tác quản lý ATTP; trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chế tài xử lý vi phạm.
Tiến hành rà soát và bổ sung quy chế quản lý nhập khẩu hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, các phụ gia thực phẩm, các loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, chống di nhập các loại sinh vật lạ lây lan mầm bệnh, làm biến đổi gen. Loại bỏ những điểm chồng chéo giữa các văn bản của các bộ, ngành khác nhau, những quy định khơng hoặc ít có tính khả thi [17].
Sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả VSATTP. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm chồng chéo, mâu thuẫn, bãi bỏ những quy định không phù hợp và bổ sung những quy định còn thiếu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát VSATTP. Khẩn trương ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ATTP còn thiếu nhằm tạo điều kiện để luật sớm đi vào thực tiễn. Nhanh chóng ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP để có biện pháp răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.
Nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi giá trị. Khả năng truy xuất nguồn gốc là một phần quan trọng của giải pháp tiếp cận
theo mơ hình "từ trang trại tới bàn ăn". Phương pháp, việc vận dụng khả năng truy xuất nguồn gốc và nhận thức của mọi thành phần trong chuỗi giá trị đều cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương và nhân rộng từ từ. Khả năng truy xuất nguồn gốc là một công cụ hiệu quả để giải quyết vấn đề trong trường hợp xảy ra các sự cố về ATTP.
Cần tăng cường hệ thống theo dõi và giám sát ATTP quốc gia nói chung và tập trung giải quyết những khác biệt giữa hoạt động theo dõi và kiểm soát đối với thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó cần tăng chế tài xử phạt vi phạm ATTP, hướng dẫn thi hành các Điều luật có liên quan đến việc khởi tố đối với các hành vi vi phạm quy định về ATTP của Bộ luật hình sự. Để tình trạng vi phạm ATTP khơng cịn là "quốc nạn", theo quan điểm của nhiều chuyên gia, thì một trong những giải pháp quan trọng là phải sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến ATTP. Cần thiết phải có những quy định về xử lý hình sự đối với các vi phạm nghiêm trọng đã bị xử lý nhiều lần vẫn tái phạm, quy trách nhiệm đối với người có trách nhiệm khi thấy vi phạm mà không xử lý. Trong tổ chức thực hiện phải là rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp, cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến ATTP. Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục tổ chức lại mối liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Các thành phố lớn, các địa phương trọng điểm đã đến lúc cần có Ban chỉ đạo về ATTP để phối hợp tốt hơn, nâng cao trách nhiệm và tổ chức quản lý ATTP, khắc phục các yếu kém hiện nay. Tuyến cơ sở, xã, phường chính là đầu mối có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm, vì vậy cần chú trọng tăng cường năng lực và trách nhiệm quản lý của chính quyền bên cạnh việc củng cố, kiện tồn các cơ quan kiểm tra nhà nước về ATTP. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kết nối một cửa quốc gia đối với kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, công nhận thừa nhận lẫn nhau với các cơ quan nước ngoài để giảm thiểu việc kiểm tra tại cửa khẩu. Chính
phủ đang tạo nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao là cơ hội tốt để thay đổi mơ hình sản xuất của nền nơng nghiệp, góp phần bảo đảm ATTP gắn với thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu phù hợp với đặc thù của địa phương. Cùng đó, nên tiến hành mở rộng rà sốt hệ thống chính sách để tạo cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư cho lĩnh vực nơng nghiệp. Ðó sẽ là giải pháp lâu dài, căn bản bên cạnh việc tăng cường các giải pháp quản lý phần ngọn của chất lượng thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phịng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực các phịng thí nghiệm phân tích hiện quả, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới các phịng thí nghiệm cung cấp dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý ATTP.
Cần có thêm cơng cụ để quản lý ATTP có hiệu quả hơn đó là Thanh tra chuyên ngành ATTP. Tuy nhiên cán bộ cơ sở hiện rất thiếu chuyên môn, trang thiết bị kỹ thuật, nhưng lại phải chịu trách nhiệm cao. Một nghịch lý khác, khi làm việc với cơ quan chức năng thì trong Luật Thanh tra quy định, người làm công tác thanh tra phải là cán bộ, công chức, trong khi thực tế đội ngũ cán bộ bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nơng ở cơ sở thì hầu hết là nhân viên hợp đồng. Thậm chí, họ cịn thiếu kiến thức thanh tra. Ðó là chưa kể hệ thống văn bản quy phạm pháp luật một số lĩnh vực như giống cây trồng, thủy sản, thức ăn chăn nuôi chưa cụ thể, ảnh hưởng đến quá trình thực thi hoạt động thanh tra. Bộ Y tế cũng đã đề xuất Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương phối hợp tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, tập huấn, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thí điểm triển khai thực hiện. Rõ ràng, để kiểm soát chất lượng thực phẩm tốt hơn, các cơ quan chức năng cần phân công rõ hơn trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra liên ngành, điều chỉnh những điều còn chưa hợp lý trong cơ chế chính sách.
3.2. Một số giải pháp hồn thiện nội dung pháp luật kiểm sốt vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam