Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 54 - 56)

Luật ATTP năm 2010 đã quy định chi tiết các nghĩa vụ bắt buộc mà các nhà sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm phải tuân theo. "Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một cơng việc hoặc không

được làm một cơng việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền)" [30]. Tại Khoản 2, Điều 7 Luật ATTP năm 2010 đã liệt kê rất nhiều nghĩa vụ mà các nhà sản xuất cần phải tuyệt đối thực hiện, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất thực phẩm được bảo đảm an toàn, đảm bảo vi chất dinh dưỡng. Việc quy định về thông tin đầy đủ, chính xác sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhãn mác.

Điều 8, Luật ATTP năm 2010 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm ngoài việc được quyền lựa chọn các biện pháp kiểm soát nội bộ, cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra ATTP, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu. Đó là các quyền ưu tiên của các nhà kinh doanh thực phẩm, nhưng nhìn chung đều hướng tới việc đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng. Ngoài ra các quyền về hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm khơng bảo đảm an tồn, Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, Được bồi thường thiệt hại theo quy định là những quyền lợi phải có để bảo vệ các nhà kinh doanh thực phẩm khi có tranh chấp xảy ra.

Đối với quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, theo Điều 9 Luật ATTP quy định có thể thấy người tiêu dùng trên thực tế có rất nhiều quyền lợi trong việc sử dụng thực phẩm. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ngoài việc quy định trong luật chung là Luật ATTP thì ngồi ra cịn có quy định riêng là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [27].

Bên cạnh đó, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn quy định thêm về quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng và quy định trong Điều 8, Điều 9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)