Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 56 - 58)

sốt vệ sinh an tồn thực phẩm

Pháp luật về VSATTP đã tạo được cơ sở để hình thành và kiện tồn bộ máy cơ cấu, tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP từ Trung ương đến địa phương, có sự phân cơng, phân cấp trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, đến địa phương nên đã phát huy hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng VSATTP.

Quản lý nhà nước về ATTP theo Luật ATTP năm 2010 đã chuyển hoạt động quản lý về ATTP sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP. Một phần của nội dung chính sách này là tư tưởng giảm số Bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh VSATTP năm 2003) xuống chỉ còn 3 Bộ là Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Cơng thương. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ATTP, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về ATTP, UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trong phạm vi địa phương.

Trách nhiệm quản lý ATTP của Bộ Y tế được quy định rõ tại Điều 62 Luật ATTP, trong đó quy định về trách nhiệm chung và trách nhiệm trong quản lý ngành. Có thể thấy Bộ Y tế quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh

doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khống thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong q trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Trách nhiệm quản lý ATTP của Bộ NN&PTNT được quy định tại Điều 63 Luật ATTP. Bộ NN&PTNT quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng ; sữa tươi nguyên liệu , mâ ̣t ong và các sản phẩm từ mâ ̣t ong , thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Trách nhiệm quản lý ATTP của Bộ Công thương được quy định tại Điều 64 Luật ATTP, Bộ Cơng thương quản lý ATTP trong suốt q trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Như vâ ̣y, tại cấp Trung ương, công tác quản lý ATTP được giao cho 3 Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương.

Tại Bộ Y tế, Cục ATTP được thành lập để giúp Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP. Tại Bộ Công thương, công tác quản lý ATTP giao cho Vụ Khoa học và Cơng nghệ làm đầu mối, ngồi ra cịn có Cục Quản lý Thị trường. Tại Bộ NN&PTNT, do tính chất đa ngành, để bao qt

tồn bộ q trình sản xuất nơng lâm thủy sản, cơng tác quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn vị thuộc Bộ thực hiện. Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối là các đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thực hiện quản lý nhà nước về ATTP nông nghiệp.

Tại các địa phương, cũng quy định rõ và giao trách nhiệm về cho UBND các cấp trong việc quản lý ATTP. Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Ngoài ra các Chi cục thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản cũng tham gia triển khai quản lý, kiểm tra chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản theo phân công của Sở NN&PTNT. Một số Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản địa phương đã được thành lập Trạm kiểm nghiệm hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc về kiểm nghiệm và tư vấn đảm bảo chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản. Hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng ATTP đã đi vào hoạt động ở hầu hết các địa phương, tuy nhiên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chưa thống nhất giữa các tỉnh, thành phố. Trong lĩnh vực y tế, tại tuyến tỉnh đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)