Pháp luật kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm tại Liên minh Châu Âu (EU)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 38 - 39)

Châu Âu (EU)

Năm 2002, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) và Nghị viện châu Âu đã thông qua các quy định về Luật Thực phẩm châu Âu và đồng thời cho ra đời Cơ quan ATTP châu Âu (EFSA). Cơ quan này là hoạt động độc lập trong hệ thống của EU, cung cấp các khuyến nghị khoa học, đảm bảo tính minh bạch, cố vấn khi EU hoặc một nước sắp xây dựng một văn bản luật liên quan đến ATTP. EFSA cũng là cơ quan cố vấn khách quan cho các nhà lập pháp khi một quốc gia thành viên hoặc toàn bộ EU đối mặt với một cơn khủng hoảng niềm tin về độ ATTP. Cơ quan tư vấn ATTP của EU góp phần tập trung hóa chính sách ATTP của các quốc gia EU.

Tuy nhiên, EFSA không chịu trách nhiệm làm luật, kiểm soát các nguy cơ ATTP. Cơng việc kiểm sốt được thực hiện bởi các cơ quan của EU và các chính quyền quốc gia thành viên. Ủy ban EU sẽ là cơ quan đảm bảo các quy định về ATTP được tích hợp và thực hiện trong luật pháp mỗi nước. Văn phòng Thực phẩm và Thú y (FVO) của EU, đặt trụ sở tại Ireland, là cơ quan tiến hành thanh ra để đảm bảo các quốc gia thành viên thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn chung về thực phẩm của toàn bộ Liên minh châu Âu.

Mặc dù EU không xây dựng một bộ luật hay một cơ quan quản lý chung toàn bộ hệ thống ATTP của mỗi nước thành viên, EFSA vẫn đóng vai trị "nhạc trưởng" trong chính sách đảm bảo thực phẩm an tồn ở các quốc gia thành viên. EFSA tạo ra những tiêu chuẩn chung cho toàn châu Âu, để lại dấu

ấn trên các chính sách quản lý thực phẩm của các nước EU như quy định dán nhãn đảm bảo thơng tin chính xác từ nguồn sản xuất, Chính sách Nơng nghiệp chung (CAP), tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và hệ thống Phân tích Độc hại và Kiểm sốt Nguy hiểm (HACCP).

Tóm lại, EU kiểm sốt VSATTP thể hiện chủ yếu ở hệ thống quy định và tiêu chuẩn đối với sản phẩm của EU. Có thể nói hiện nay hệ thống tiêu chuẩn và quy định của EU là hoàn chỉnh hơn cả, điều này thể hiện thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng ở EU về những sản phẩm sạch và an toàn là rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)