Xử lý vi phạm pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 58 - 61)

Hiện nay các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP ở nước ta được phân thành hai biện pháp: Hành chính và Hình sự. Theo quy định tại Điều 6, Luật ATTP quy định chung về việc xử lý vi phạm ATTP. Như vậy, để hiểu rõ hơn về các chế tài xử lý vi phạm ATTP cần phải tìm hiểu rõ chế tài hành chính và hình sự.

(i) Xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an tồn thực phẩm

Vi phạm hành chính về ATTP được quy định chi tiết tại Nghị định 178/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

Nghị định quy định bao gồm các vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu; về thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phịng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm khơng an tồn. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về ATTP, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về ATTP cịn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Về hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt được quy định rõ tại Điều 3, Điều 4 Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

Ngồi hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính cịn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.

(ii) Xử lý hình sự về vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Hành vi vi phạm về VSATTP khơng những xử lý về hành chính mà đã được hình sự hóa trong Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tội vi phạm quy định về VSATTP được quy định cụ thể về hành vi vi

phạm, lỗi cấu thành tội phạm, khung hình phạt và các quy định khác liên quan, được quy định tại các Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tuy nhiên quy định vẫn cịn mang tính chung chung và chưa cụ thể "người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm biết rõ là thực phẩm khơng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an tồn". Điểm mới trong Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) đã quy định liệt kê cụ thể, chi tiết các hành vi khách quan của cấu thành tội phạm tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 317.

Trên địa bàn cả nước trong năm 2016 cơ quan chức năng chuyển cảnh sát điều tra đề nghị khởi tố hai vụ án về ATTP.

Vụ thứ 1: Từ ngày 29-11 đến ngày 4-12, trên địa bàn thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh liên tiếp xảy ra bốn vụ ngộ độc làm 4 người tử vong, gần chục người nữa cũng ngộ độc phải nhập viện trong tình trạng hơn mê bất tỉnh sau khi uống rượu nếp 29 của công ty xuất nhập khẩu 29. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về VSATTP để điều tra nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc rượu xảy ra liên tiếp trong thời gian qua làm bốn người tử vong. Theo đó, kết quả khám nghiệm tử thi bước đầu xác định bốn người tử vong đều do bị ngộ độc rượu, độc tố methanol gấp 2 nghìn lần ngưỡng cho phép. Tất cả các nạn nhân này được xác định đã mua rượu đóng trong can hai lít, bên ngồi ghi nhãn hiệu "rượu nếp Hà Nội 29" và ghi lô sản xuất ngày 12-10-2013, địa chỉ cơ sở sản xuất tại số 29, Long Biên, Hà Nội.

Vụ thứ 2: Cơ quan chức năng phát hiện Cơng ty TNHH Thương mại Bình Thạnh (quận 3) làm giả thịt bò bằng cách ngâm thịt heo chưa qua kiểm dịch với chất Metabisulphite (chất này khơng được dùng cho nhóm thịt) và dung dịch huyết bị. Thịt bị giả sau đó được phân phối cho các cửa hàng bán phở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó cơ quan chức năng chuyển vụ việc cho Công an quận 3 khởi tố về hành vi sản xuất thịt bò giả.

Vụ thứ 3: Ngày 13-6, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở sản xuất nước mắm Thanh Tâm (quận Thủ Đức) chế biến nước mắm giả. Cơ sở này sản xuất nước mắm bằng cách sử dụng nước máy pha với muối bọt, bột chua acid citric, màu caramen, bột chống mốc, đường sodium cyclamate và bột ngọt. Nước mắm này sau đó được dán nhãn hiệu Tân Phú 16 độ đạm. Phòng Cảnh sát phịng, chống tội phạm về mơi trường Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh phạt cơ sở Thanh Tâm 50 triệu đồng. Đồng thời chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Công an quận Thủ Đức khởi tố về hành vi sản xuất nước mắm giả.

Thực tiễn trong những năm gần đây, các vụ vi phạm pháp luật về ATTP không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính mà cịn bị xử lý về hình sự, số lượng án hình sự về ATTP bị điều tra, truy tố tăng lên, chế tài xử phạt được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 tăng mức hình phạt cao nhất là 20 năm.

Đối với các sự cố về ATTP, nếu được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ giảm nguy cơ bùng phát và ngăn chặn được dịch bệnh có thể xảy ra, trước mức độ nghiêm trọng đó, pháp luật về ATTP đã quy định xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi khơng thơng báo với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện sự cố ATTP; không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về ATTP; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ an mất toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)