Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 86 - 87)

- Khâu sơ chế, chế biến: Số lượng cơ sở sơ chế rau củ quả tươi có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn hạn chế Việc sơ chế sản phẩm rau

3.3.1. Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

Tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Thường xuyên quán triệt công tác đảm bảo ATTP trong các Hội nghị của cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên. Đưa các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP kịp thời, phù hợp tình hình thực tế. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan có thêm sự hỗ trợ về các tạp chí chuyên đề để được cập nhập thường xuyên về công tác VSATTP trên tỉnh nhà. Tăng thêm kinh phí phục vụ hoạt động về tun truyền và làm nhiều cụm pa nơ, áp phích về

ATTP, mua sắm các phương tiện kiểm tra, phân tích mẫu đảm bảo đáp ứng u cầu cho cơng tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP, nhất là Luật ATTP và các văn bản có liên quan. Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể nhân dân trong việc đảm bảo chất lượng VSATTP, tạo điều kiện để các cơ sở kinh doanh tham gia đầu tư trong sản xuất, chế biến trong kinh doanh thực phẩm an tồn. Tập trung cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo trong của Đảng và chính quyền trong "Tháng hành động về an tồn thực phẩm" vì chất lượng ATTP.

Xây dựng các tiêu chí về VSATTP, vận động nhân dân thay đổi những phong tục, tập quán ăn uống mất vệ sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe; đấu tranh mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo về VSATTP từ các huyện, thị xã đến các xã, phường, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo từ tỉnh đến xã, phường. Định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo các tuyến.

Chỉ đạo các phòng, ban, ngành triển khai công tác quản lý theo phân cấp và chức năng nhiệm vụ, tránh chồng chéo trong công tác quản lý và xử lý vi phạm về ATTP. Chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phân cấp quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phù hợp theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng tại quảng bình (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)