- Khâu sơ chế, chế biến: Số lượng cơ sở sơ chế rau củ quả tươi có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn hạn chế Việc sơ chế sản phẩm rau
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương
Tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng chun mơn để kiểm sốt vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm được đẩy mạnh hơn cho cán bộ quản lý chuyên ngành ATTP tuyến huyện, thị xã. Hỗ trợ thêm tài liệu chuyên môn và kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở thuộc tỉnh phân cấp, chú trọng các bếp ăn tập thể tránh thực phẩm bẩn xâm nhập.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã cần hỗ trợ thêm nguồn kinh phí để đồn liên ngành và tổ chuyên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP được thường xun và định kỳ có hiệu quả. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa về lĩnh vực VSATTP.
Xem xét để chuyển nhiệm vụ thẩm định lĩnh vực ATTP từ bộ phận một cửa thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện và tương đương về cho Phòng Y tế tham mưu UBND cấp huyện, tương đương thực hiện để đảm bảo chuyên ngành, phù hợp với chức năng nhiệm vụ quy định tại Nghị định 37/2014/NĐ- CP.
KẾT LUẬN
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng song cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu khơng đảm bảo VSATTP. Khơng có thực phẩm nào được coi là quý báu dinh dưỡng nếu nó khơng an tồn cho cơ thể. Vì vậy thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn đối với cơ thể chúng ta và VSATTP đóng vai trị rất quan trọng đối với việc đảm bảo sức khỏe và duy trì nịi giống con người hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì vậy khi nghiên cứu đề tài "Kiểm soát vệ
sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành tại Quảng Bình" đã cho thấy tình trạng VSATTP hiện nay đã và đang là vấn đề
hết sức cấp thiết của xã hội và tại tỉnh Quảng Bình, địi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và trách nhiệm đảm bảo ATTP không chỉ là của nhà nước mà còn là trách nhiệm của người tiêu dùng, người tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, đề cập và phân tích một số khái niệm liên quan như: Khái
niệm ATTP khác với VSATTP, khái niệm, nội dung pháp luật kiểm soát VSATTP tại Việt Nam;
Thứ hai, nghiên cứu pháp luật về kiểm soát VSATTp tại một số quốc
gia và khu vực như Thái Lan, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), và từ đó rú ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Viêt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát VSATTP.
Thứ ba, luận văn đã nêu khái quát các giai đoạn phát triển của pháp
luật VSATTP từ trước đổi mới 1986 và sau đổi mới 1986 có những bước phát triển đáng kể. Qua đó tác giả đã cho người đọc hình dung lại cả một quá trình hình thành và phát triển từ những văn bản riêng biệt đến Pháp lệnh VSATTP và cuối cũng là Luật ATTP ra đời năm 2010.
Thứ tư, tác giả đã nghiên cứu luật thực định về kiểm soát VSATTP
điều kiện bảo đảm ATTP, sản xuất kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông ATTP; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm; trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước trong kiểm soát VSATTP; xử lý vi phạm về kiểm soát VSATTP. Qua việc nghiên cứu kiểm soát VSATTP tại Việt Nam để vận dụng vào việc kiểm soát VSATTP tại Quảng Bình là địa phương cịn nhiều khó khăn.
Thứ năm, nhằm đảm bảo cho công tác xây dựng và hồn thiện pháp
luật về kiểm sốt VSATTP được đúng hướng, luận văn đã đưa ra một số yêu cầu và quan điểm có tính chất ngun tắc và định hướng, đưa ra những kiến nghị cho tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Qua nghiên cứu đề tài tác giả đã chuyển tải đến vấn đề về lâu dài, thực phẩm chẳng những có tác động lớn đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm khơng đảm bảo chất lượng có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng sự nguy hiểm lâu dài là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các khuyết tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, đã và đang tham gia hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp vẫn là chủ đạo, với mơ hình sản xuất nhỏ lẻ. Điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng cịn nhiều khó khăn. Đất nước đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa mạnh mẽ. Đầu tư cho cơng tác đảm bảo ATTP cịn thấp (trung bình mới đạt 880 đồng/ người/ năm 2008). Càng ngày, ngộ độc thực phẩm và các bênh truyền qua thực phẩm xảy ra ở quy mô rộng, nhiều quốc gia càng trở lên phổ biến, việc phòng ngừa và xử lý vấn đề này càng ngày càng khó khăn với mỗi quốc gia và trở thành một thách thức lớn của toàn nhân loại. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến
ATTP xảy ra liên tục trong thời gian gần đây đã cho thấy rõ vấn đề này, như là vấn đề dùng hóa chất trong việc chế biến thức ăn, bơm hóa chất vào tơm, cua gạch, chất tạo nạc trong chăn ni…
Đảm bảo chất lượng VSATTP ln đóng vai trị quan trọng trong việc giữ gìn, nâng cao sức khỏe của con người; góp phần vào việc phịng ngừa, khống chế các nguy cơ gây hại cho sức khỏe và phòng các bệnh nguy hiểm như: ưng thư, huyết áp, tiểu đường,... vì vậy địi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh và người chế biến thực phẩm cần lương tâm và trách nhiệm, có nhận thức đúng đắn về các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm để làm ra và cung ứng những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, góp phần xây dựng sự an toàn cho xã hội và an ninh con người.