Lập luận về sự thu hồi quần đảo Trường Sa từ tay quân đội Nhật và những điều ước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 80 - 84)

ước quốc tế liên quan

Đến đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, 51 quốc gia đã tham dự Hội Nghị Hoà Bình tại San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận chấm dứt tình trạng chiến tranh, tái lập các quan hệ với Nhật trên cơ sở bản dự thảo Hoà ước do Anh và Hoa Kỳ đề nghị ngày 12/7/1951, có liên quan đến Trường Sa. Điểm đáng chú ý là cả hai phe Trung Hoa Dân Quốc và Trung Quốc Cộng Sản đều không được mời tham dự hội nghị vì không biết phe nào đại diện cho đất nước Trung Quốc.

Dù bị gạt ra ngoài Hoà Hội, ngày 4/12/1950 Bộ trưởng Ngoại Giao Chu Ân Lai vẫn bày tỏ quan điểm: “Hoà ước phải hoàn toàn thích hợp với bản Tuyên cáo Cairo, Thỏa ước Yalta, bản Tuyên ngôn Potsdam và các chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng”. Nhưng khi thấy dự thảo Hoà ước chỉ nêu: Nhật từ bỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không quy định trao cho quốc gia nào, thì ngày 15 tháng 8 năm 1951 Châu Ân Lai tuyên bố: "sau khi Nhật đầu hàng, Chính phủ Trung Hoa đã thu hồi những đảo đó". Tiếp theo phủ nhận giá trị pháp lý của Hoà ước San Francisco, cho dù Hoà ước được ký với đúng tinh thần, quan điểm mà Chu Ân Lai đã bày tỏ ngày 04/12/1950 [17, 12]. Sự thật, khi Nhật đầu hàng, Trung Hoa Dân Quốc đã thực hiện hành vi bất hợp pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa chứ không là “thu hồi”, bởi nhiều lý do sau:

Thứ nhất: Toàn bộ sử liệu của Trung Quốc cho đến tận năm 1933, thời điểm Pháp tuyên bố chủ quyền, không minh chứng được Trường Sa là của Trung Quốc (đã trình bày ở phần trên). Mà người ta chỉ có thể thu hồi lãnh thổ nào đó khi họ đã là chủ sở hữu nó. Vậy nói thu hồi là không đúng.

Thứ hai: Đến tận cuối 1946 cũng không có tài liệu nào cho thấy chính quyền Trung Hoa Dân Quốc quan tâm tới Trường Sa, hay có một đặc quyền nào đó với Trường Sa, nên không thể nói là thu hồi được. Minh chứng điều này là những sự kiện và điều ước quốc tế sau:

(i) Năm 1933, khi Pháp tuyên bố và thực thi chủ quyền đối với Trường Sa chỉ thấy có Nhật lên tiếng phản đối với lý lẽ là trước đó (từ năm 1917-1923) người Nhật đã đến Trường Sa khai thác phân chim và phốt phát [24]. Nhưng Pháp coi những đảo này là vô chủ nên tiếp tục thực thi chủ quyền. Ngày 30 tháng 3 năm 1939 Nhật chiếm quần đảo Trường Sa từ tay Pháp, duy trì đến năm 1945, cũng chỉ có Pháp phản đối và không có bất cứ sự hiện diện nào từ Trung Quốc.

(ii) Từ ngày 23 đến 27/11/1943, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch), đã họp bàn kế hoạch chống phe Đức – Ý - Nhật tại Cairo, Ai Cập. Ngày 26 tháng 11 năm 1943 ba cường quốc này đã ký Tuyên cáo Cairo, Tuyên cáo có đoạn như sau: Ba nước Đồng minh đang chiến đấu trong chiến tranh này để kiềm chế và trừng phạt sự xâm lược của Nhật Bản. Họ không thèm khát tranh giành cho bản thân và không có suy tính mở rộng lãnh thổ. Mục đích là Nhật Bản sẽ phải từ bỏ tất cả các đảo tại Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp hoặc chiếm đóng kể từ khi Chiến tranh thế giới lần I bắt đầu vào năm 1914, và rằng tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã đánh cắp từ người Trung Quốc, như Mãn Châu, Đài Loan, và Bành Hồ, phải trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc. Nhật Bản cũng sẽ phải trục xuất khỏi tất cả các vùng lãnh thổ khác mà Nhật đã chiếm được bằng bạo lực và lòng tham lam [55].

Rõ ràng ý chí của ba cường quốc là không tranh giành hay mở rộng lãnh thổ cho bản thân. Với Trung Hoa, ý chí này chỉ dừng lại ở Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hổ được quy hoàn cho Trung Quốc thôi. Còn các lãnh thổ khác chỉ quy định Nhật phải trục xuất chứ không nói phải quy hoàn cho Trung Quốc. Việc quy định Nhật “phải trục xuất khỏi tất cả các vùng lãnh thổ khác mà Nhật đã chiếm được bằng bạo lực và lòng tham lam” là nhằm hoàn toàn, chắc chắn chấm dứt chiến tranh và tội ác mà Nhật đã gây ra

cho không những Trung Quốc mà cả các lãnh thổ khác, loại bỏ mọi khả năng và nguy cơ Nhật sẽ tái xâm chiếm và tái gây chiến tranh. Quy định Cairo cũng đã được Tổng Thư Ký Đảng Cộng Sản Liên Xô Joseph V. Stalin tán thành.

Về mặt pháp lý, Tuyên cáo Cairo có sự thờ ơ của nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa (những lãnh thổ khác). Những nhà lãnh đạo ký Tuyên Cáo không có sự xác nhận hoặc không coi Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Ở đây không thấy văn bản có ký tự nào thể hiện là vân vân để có thể nói là còn những lãnh thổ khác nữa bên cạnh ba lãnh thổ sẽ quy hoàn cho Trung Quốc [12].

(iii) Hai năm sau, Hội nghị thượng đỉnh tại Potsdam diễn ra từ 17 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 1945 để ấn định các điều kiện cho Nhật đầu hàng, xác định kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể của các nước Đồng Minh trong việc giải giáp khí giới quân Nhật. Tại Hội Nghị, ngày 26 tháng 7 năm 1945, ba nước Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa Dân Quốc đã lại ký Tuyên ngôn Potsdam tái xác nhận nội dung của Tuyên Cáo Cairo. Mục 8 Tuyên ngôn nêu: Các điều khoản của Tuyên cáo Cairo sẽ được thực hiện và chủ quyền Nhật sẽ được giới hạn tới các đảo Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và các hòn đảo nhỏ như chúng tôi xác định [61].

Hội Nghị Potsdam đã quyết định lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới để phân chia Đông Dương thành hai khu vực cho tiện việc giải giáp quân đô ̣i Nhật. Theo đó khu vực phía bắc vĩ tuyến ủy thác cho Quốc quân Trung Hoa và ở khu vực phía nam do liên quân Anh-Ấn đảm nhận. Như vậy, quần đảo Trường Sa ở phía nam không thuộc thẩm quyền giải giới của Trung Hoa.

Ngày 8/9/1951, Hoà ước với Nhật được ký tại San Fransico. Điều 2 chương II Hoà Ước có 6 điểm, mỗi điểm đề cập đến nghĩa vụ của Nhật Bản đối với một quốc gia hoặc một khu vực. Tại mục “b” nói về Nhật từ bỏ các đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hổ, tức nói đến nghĩa vụ của Nhật trao trả các đảo đó cho Trung Quốc. Hoàng Sa, Trường Sa được đặt riêng tại mục “f”: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, mọi việc xác lập sở

hữu và đòi hỏi đối với Quần đảo Trường Sa (Spratly) và đối với Quần đảo Hoàng Sa (Paracel)”. Nhật đã chiếm Trường Sa từ tay Pháp, chỉ Pháp đại diện Việt Nam lên tiếng phản đối, vậy phải trả đảo cho Việt Nam là điều mặc nhiên được thừa nhận và công bằng [17, 62].Tại Hội Nghị, ngày 05/9/1951, Nga tỏ ý trao Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc nhưng yêu cầu này không được chấp thuận với số phiếu là 48/51 phiếu. Vậy là quốc tế một lần nữa lại không công nhận Trường Sa thuộc Trung Quốc.

Toàn bộ những phân tích trên đây cho thấy những điều ước quốc tế không quy định cho Trung Quốc thụ hưởng chủ quyền đối với Trường Sa. Trung Quốc không thể viện dẫn chủ quyền từ hành vi chiếm đóng hay thu hồi Trường Sa được, vì họ không có quyền đó.

2.3.1.3. Lập luận của Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa

Văn kiện ngày 30-01-1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: Trước kia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã “công nhận” quần đảo Trường Sa là của Trung Quốc. Tức Trung Quốc nhắc tới bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ Việt Nam: “…Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. .... triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể” [49].

Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa không quản lý những đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được. Trong vụ án Palmas khi Mỹ cho rằng Tây Ban Nha đã chuyển nhượng Palmas cho họ, Toà kết luận Tây Ban Nha không thể chuyển nhượng thứ mà họ không kiểm soát. Trước năm 1975, quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, mà chính phủ Việt Nam Cộng Hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo đó [6, 49].

Mặt khác, Việt Nam công nhận chiều rộng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc chứ không đề cập đến công nhận chủ quyền đối với Trường Sa. Bức Công hàm 1958 được đưa ra trong hoàn cảnh đặc biệt: trước tình trạng chiến tranh và trên tinh thần láng giềng tin cậy giữa hai bên, cùng nhau chống Mỹ (Việt Nam đã từng nhờ Trung Quốc vẽ bản đồ đất nước Việt Nam) chứ không hướng tới mục đích công nhân chủ quyền [27].

Không thể viện dẫn, giải thích theo cách suy diễn những lời tuyên bố của Chính phủ miền Bắc Việt Nam là công nhận chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa.

2.3.1.4. Các lập luận khác của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa quần đảo Trường Sa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)