Sự kế thừa chủ quyền của Việt Nam từ Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 111 - 126)

d) Trung Quốc viện dẫn Luật biển làm căn cứ cho yêu sách chủ quyền đối với Trường

2.4. Việt Nam có các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc về xác lập chủ quyền

2.4.2.2. Sự kế thừa chủ quyền của Việt Nam từ Pháp

Có một vấn đề rằng Pháp đã thực thi chủ quyền với Trường Sa theo cách thức và điều kiện Trường Sa vô chủ khi mà Việt Nam đã có chủ quyền trước đó lâu rồi.

Trong trường hợp này, dù Pháp tiếp tục chủ quyền của Việt Nam, hay xác lập chủ quyền với lãnh thổ vô chủ thì cả hai tình huống đều có lợi cho việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa. Việc khẳng định rằng Pháp chỉ duy trì liên tục chủ quyền của Việt Nam đã có trước đó sẽ có lợi cho Việt Nam và vẫn đảm bảo phù hợp với luật quốc tế. Sau này, Việt Nam hoàn toàn có quyền thừa kế các quyền đó từ Pháp, khi mà Pháp ký công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà là thành viên của khối liên hợp Pháp năm 1946, hay thành lập Nam Kỳ quốc 1946, rồi Quốc gia Việt Nam năm 1948, và đặc biệt năm 1954 tại hiệp định Genever, Pháp đã công nhận sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Cũng có thể khẳng định sự kế thừa của Việt Nam từ Pháp rằng: Pháp đã thực thi chủ quyền tại Trường Sa phù hợp với quy định của luật quốc tế. Nhưng sự thật là quá trình cai trị của Pháp ở Việt Nam là một phần trong lịch sử thăng trầm về sự tồn tại và phát triển của Việt Nam, không tách rời dân tộc Việt Nam. Sự cai trị này gắn liền với việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền (hoặc tiếp tục chiếm hữu và thực thi chủ quyền) ở Trường Sa. Việt Nam đã phải gánh chịu mọi hậu quả từ việc cai trị của Pháp, và cũng phải được quyền kế thừa mọi giá trị mà Pháp để lại sau khi Pháp công nhận một nhà nước Việt Nam thuộc liên hiệp Pháp, công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nên khi chấm dứt sự cai trị này, Việt Nam có quyền tiếp tục thực thi chủ quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Trường Sa.

2.4.3. Giai đoạn III: Việc thực thi chủ quyền đối với Trƣờng Sa thời Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam thống nhất [32].

Đây là thời kỳ Việt Nam với danh nghĩa một quốc gia độc lập về mặt pháp lý đã luôn nỗ lực thực thi những chức năng nhà nước và bảo vệ chủ quyền của mình đối với

Trường Sa.

Từ năm 1946, Pháp đã thông qua Nam Kỳ Quốc thực thi chủ quyền đối với Trường Sa. Đến năm 1949, Pháp công nhận Quốc gia Việt Nam độc lập thân Pháp. Theo đó, Pháp bàn giao và công nhận toàn bộ lãnh thổ Việt Nam cho Quốc Gia Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam với những tên gọi khác nhau: Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thực thi chủ quyền và đấu tranh cho chủ quyền của mình tại Trường Sa. Cụ thể:

2.4.3.1. Chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa thời Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa

(i) Luôn khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa

Tháng 4 năm 1949, Hoàng thân Bửu Lộc (là Đổng lí văn phòng Quốc trưởng) đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai nhóm Đảo tại buổi diễn thuyết ở Sài Gòn.

Năm 1951, Tại Hội Nghị San-Francisco, đại diện Việt Nam là Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam lên tiếng phản đối đề nghị của Liên Xô về việc trao Trường Sa cho Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa trước Hội nghị. Tuyên bố khẳng định chủ quyền này của Người Đại diện Việt Nam không gặp bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội.

Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954 tạm thời chia Việt Nam thành hai miền, theo đó Trường Sa thuộc quản hạt của Việt Nam Cộng Hoà, không thể bị chia cắt hoặc tranh gianh bởi các nước khác.

Tháng 4/1956 Philippin lại đặt vấn đề chủ quyền với Trường Sa; ngày 31/5 Bắc Kinh ra lời cảnh cáo không dung thứ cho mọi yêu sách ở Trường Sa; cùng lúc Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền Trường Sa và đưa quân đến chiếm đóng ở đảo Ba Bình.

Ngày 01/6/1956 Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu của Việt Nam Cộng hòa tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa.

Ngày 13/7/1971 Ngoại trưởng chính quyền Miền Nam Việt Nam tuyên bố tại Manila (thủ đô Philippines) rằng: từ lâu đời Trường Sa vẫn thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 15/7/1971 Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà ra Thông cáo tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa.

(ii) Tiếp tục thực thi chủ quyền đối với Trường Sa

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, ngày 22/8/1956 quân Việt Nam Cộng Hoà đến các hòn đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá và quốc kỳ, tăng cường quân sự khá mạnh để bảo vệ chủ quyền tại Trường Sa, xây cất một số cơ sở quân sự, đài khí tượng thuỷ văn, bia chủ quyền và thường xuyên tuần tra trên vùng biển này.

Chính phủ cho phép một số công ty trong và ngoài nước đến khai thác phân bón tại Trường Sa. Ngày 06/9/1973 Tổng Nội vụ chính phủ Việt Nam Cộng Hoà sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).

Một lần nữa Việt Nam đã rất nỗ lực cho chủ quyền vốn có của mình tại Trường Sa, phản đối mọi hành vi vi phạm chủ quyền, đồng thời duy trì chủ quyền đó qua các hoạt động chiếm hữu thực sự, khai thác và quản lý hành chính với đảo.

2.4.3.2. Chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa thời kỳ Việt Nam thống nhất

Năm 1975, Việt Nam thống nhất. Từ đó đến nay nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với Trường Sa.

(i) Luôn khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa

Từ khi tiếp nhận Trường Sa từ Việt Nam Cộng Hoà, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay đã luôn cảnh giác, kịp thời đưa ra những tuyên bố chủ quyền, phản đối hành vi tranh chấp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa.

Ngày 21/02/1982 Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Đài Loan tự ý đặt Hoàng Sa, Trường Sa dưới quyền tài phán của họ.

Ngày 06/5/1983, Việt Nam Phản đối Trung Quốc đặt tên Trung Quốc cho các đảo, đá, bãi cạn thuộc Hoàng Sa, Trường Sa. Ngày 02/6/1984, Việt Nam lên án Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào địa phận tỉnh Hải Nam.

Cũng trong năm 1984, Việt Nam phản đối Malaysia chiếm đảo Hoa Lau.

Nngày 16/4/1987, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa ngày 15/4/1987. Khẳng định Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 20/02/1988, Bộ ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố tố cáo tàu chiến Trung Quốc nhiều lần vi phạm vùng biển Việt Nam ở ngoài khơi vùng Trường Sa; những hoạt động quân sự đó của Trung Quốc đe doạ an ninh Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực.

Ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa chạm trán với hải quân Trung Quốc trong vùng Dã Gạc Ma (Jonhson South Reef), Dã Colin (Collins Reel) và đảo Đá Tây (London Reef). Họ đã hy sinh để bảo vệ Trường Sa trước hành vi xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc.

Suốt thời kỳ trên và cho đến ngày nay, nhà nước Việt Nam đã luôn khẳng định rõ tính liên tục và thực sự, đầy đủ của chủ quyền đã có từ trước đối với Trường Sa, luôn đưa ra phản kháng kịp thời, dứt khoát trước những hành vi vi phạm chủ quyền, xâm lược lãnh thổ Trường Sa của Việt Nam.

(ii) Liên tục thực thi chủ quyền đối với Trường Sa

Ngày 05, 06/5/1975, Hải quân quân đội nhân dân Việt Nam đóng quân trên quần đảo Trường Sa.

Ngày 20/9/1977, Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có khẳng định rõ Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam.

Malaysia. Thủ Tướng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, và thoả thuận với Tổng thống hai nước sẽ giải quyết mọi bất đồng qua thương lượng.

Ngày 28/9/1979 Bộ Ngoại Giao công bố một số tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa. Tháng 12 năm 1981 Bộ Ngoại giao lại công bố “Sách trắng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” [3].

Ngày 12 tháng 11 năm 1982, Việt Nam ra tuyên bố đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải, theo đó đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải Trường Sa sẽ được xác định trong một văn kiện tiếp theo.

Tháng 12 năm 1982, Chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Phú Khánh.

Từ ngày 4 đến 6/4/1984 Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Việt Nam khảo sát nghề cá tại Trường Sa.

Tháng 5/1987, đô đốc Tư lệnh hải quân Việt Nam ra thăm Trường Sa.

Tháng 3 năm 2004, Khánh Hoà đã mở tour du lịch ra Trường Sa. Tiếp theo là các hoạt động khai thác dầu khí, nuôi cá.

2.5. Kết luận

Nhìn lại toàn bộ lý lẽ và lập luận của các bên tranh chấp Trường Sa có thể đưa ra những kết luận sau:

Chủ quyền lịch sử: Chỉ Việt Nam và Trung Quốc (trong đó có cả Đài Loan) đấu tranh cho chủ quyền bằng chứng cứ lịch sử. Việt Nam đã đưa ra những chứng cứ ghi nhận trong các văn kiện lịch sử, quốc sử, bản đồ của chính người Việt và việc thừa nhận chủ quyền của người nước ngoài khẳng định chủ quyền đã có từ thế kỷ XVII. Chủ quyền này đươc tiếp tục khẳng định một cách thực sự, liên tục và đầy đủ qua thời kỳ thực dân, các quốc gia Việt Nam độc lập cho đến ngày nay. Điều này hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu về thụ đắc lãnh thổ của Luật quốc tế, vượt trội hơn hẳn so với

những chứng cứ yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra – là những chứng cứ không rõ ràng, và không đáp ứng các quy định pháp lý về thụ đắc lãnh thổ.

Thời điểm phát sinh tranh chấp: Mỗi quốc gia có thể đưa ra những thời điểm phát sinh tranh chấp khác nhau. Với Trung Quốc hay Đài Loan, có thể tính là từ năm 1947. Với Philippin là tháng 5/1951. Với Malaysia là tháng 6/1984. Với Brunei là năm 1984. Tất cả những hành động sau thời điểm phát sinh tranh chấp không được coi là bằng chứng cho chủ quyền, mà chỉ được xem xét như biểu hiện liên tục của chủ quyền, và không kể các biện pháp nhằm củng cố thêm quyền của các bên [6].

Chúng ta đã chứng minh tại thời điểm phát sinh tranh chấp nêu trên Việt Nam đã có chủ quyền thực sự với Trường Sa. Philippin, Malaysia, Brunei dựa vào luật biển để yêu sách một phần Trường Sa là quá muộn màng so với chủ quyền đã được xác lập từ trước đó rất lâu của Việt Nam. Và luật biển không cho phép các quốc gia mở rộng phạm vi các quyền chồng lấn lên lãnh thổ của quốc gia khác. Yêu sách của Philippin dựa trên tính kế cận địa lý không được thừa nhận trong luật quốc tế.

Các bên tranh chấp sau khi đã chiếm đóng một phần Trường Sa đều thực hiện cải biến điều kiện tự nhiên của Trường Sa nhằm khai thác tài nguyên, hợp pháp hoá hành vi chiếm đóng của họ. Nhưng với các lý lẽ và phân tích trên, tất cả các hành vi đó không được luật quốc tế chấp nhận.

CHƢƠNG III

CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI TRƢỜNG SA

Với những chứng cứ rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa như đã phân tích ở trên, nhiệm vụ đã, đang và sẽ đặt ra cho Việt Nam là làm thế nào để củng cố việc kiểm soát lãnh thổ hiện tại, giành lại chủ quyền toàn vẹn đối với quần đảo Trường Sa. Trong số các nước tham gia vào tranh chấp, Trung Quốc là một cường quốc đang đi lên có bối cảnh quốc tế rất thuận lợi và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, không quốc gia nào có khả năng đơn độc đối kháng [38]. Các quốc gia khác là Malaysia, Philippin, hay Đài Loan cũng đã thể hiện sức mạnh áp đảo khi sử dụng quân đội chiếm đóng các khu vực khác nhau của Trường Sa, và đến nay họ vẫn bảo vệ được những khu vực chiếm đóng đó. Còn lại Brunei, tuy chưa có những hành vi quân sự nào nhưng cũng kiên trì đưa ra đòi hỏi của mình đối với một khu vực của Trường Sa.

Việt Nam đã nỗ lực đấu tranh cho chủ quyền tại quần đảo Trường Sa trong suốt thế kỷ qua. Quá trình đấu tranh đó quả thật rất cam co mà vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vũ lực không phải là cách có thể giúp Việt Nam giành lại Trường Sa [50]. Nhìn lại toàn bộ quá trình đấu tranh trước đây, Việt Nam đã phải điều chỉnh, bổ sung thêm trong cách thức đấu tranh của mình, đó là, cần phải dân tộc hóa và quốc tế hóa vấn đề [27] - Tức cần triển khai đấu tranh trên cả hai mặt trận trong nước và quốc tế. Trong Nghị quyết “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” thông qua tại Hội nghị lần 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, cuối tháng 01 năm 2007, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định rõ vai trò to lớn của kinh tế biển, cần phát triển kinh tế biển với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng …. “Để thực hiện thắng lợi chiến lược biển, cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghịêp xây dựng vào bảo vệ tổ quốc; xây dựng cơ sở pháp luật và lực lượng nhằm bảo vệ vững

chắc chủ quyền và an ninh trên biển, đẩy mạnh đầu tư cho kinh tế biển, tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển”.

Bảo vệ và giữ vững chủ quyền ở Trường Sa là công việc của toàn dân tộc, đòi hỏi sự tận tâm, tận lực, trí tuệ, sáng tạo và nhất chí của toàn Đảng, toàn dân, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như các cơ quan nhà nước. Cuộc đấu tranh này cần phải diễn ra ở nhiều phương diện khác nhau: chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự và an ninh, tình báo. Tuy nhiên, cần xác định đấu tranh bằng thương lượng, hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, xây dựng quân đội là để củng cố, giữ vững chủ quyền, tạo sức mạnh trong đàm phán.

3.1. Các biện pháp đối nội

3.1.1. Đảng cần phát huy vai trò lãnh đạo nhân dân và nhà nƣớc

Trước hết, cần tiếp tục triển khai và hoàn thiện “chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020” vì đây là chính sách đúng đắn của Đảng. Giúp đạt được cả mục tiêu kinh tế và chính trị trong công cuộc dựng nước và giữ nước, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền trên biển, đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu lên từ biển, mạnh về biển. Đạt được mục tiêu này vô hình chung đã tạo trong nhân dân ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, dám chiến đấu sống còn cho biển đảo đất nước. Tuy nhiên trong quá trình triển khai cụ thể chiến lược bao giờ cũng có những khó khăn, cản trở, có những thành công và thất bại nhất định, nên cần không ngừng nâng cao nhận thức, tập trung trí tuệ, tiến hành kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sáng suốt để thực hiện thành công và ngày càng hoàn thiện chiến lược Biển, tiến tới xây dựng những chiến lược lâu dài hơn mà vẫn ổn định, bền vững.

3.1.2. Nhà nƣớc cần tiếp tục phối hợp với Đảng, các tổ chức, cá nhân để tổ chức và tiến hành nhiều hoạt động đấu tranh khác nhau, cụ thể:

3.1.2.1. Tiếp tục ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về biển

Đây là hoạt động pháp lý nhằm tiếp tục khẳng định và duy trì chủ quyền của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 111 - 126)