Một đoạn của Hiệp ước được viện dẫn như sau: “Từ Quảng Đông, những điểm tranh chấp nằm từ phía đông đến phía tây bắc của Móng Cái, ngoài biên giới đã được hai phái bộ xác định, có thể coi là thuộc về Trung Quốc. Những hòn đảo nằm ở phía đông dọc đường kinh tuyến đông 105°43’ của Paris, có nghĩa là trục bắc-nam đi qua điểm phía đông của đảo Tch’a Kou hay Ouan-Chan (Trà Cổ) và làm thành đường biên giới, cũng thuộc về Trung Quốc. Các đảo Go-tho và các đảo khác nằm phía tây của đường kinh tuyến thuộc về An Nam” [49]. Trung Quốc lập luận rằng vì Trường Sa nằm ở phía đông kinh tuyến Paris 105°43’ nên thuộc về Trung Quốc (do đường này không có điểm kết thúc nên kéo dài nó ra).
Sự thật, Hiệp ước 1887 chỉ phân chia biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc mà thôi, không hướng tới phân chia các đảo ở ngoài xa khơi và miền Trung, miền Nam Việt Nam. Tên của Hiệp ước đã chỉ rõ nội dung này. Tên Hiệp ước là “Convention relative à la delimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin.”
khác nhau để cai trị, tiếng Pháp “Tonkin” là Bắc Việt Nam; miền Trung gọi là An Nam hoặc vẫn giữ tên của cả nước Việt Nam, và miền Nam gọi là Cochinchine. Và chữ “frontière”dùng trong Hiệp ước là để chỉ biên giới của miền Bắc Việt Nam mà thôi.
Toàn bộ bản Hiệp ước không có chỗ nào nói đến Trường Sa. Toàn văn bản Hiệp ước chỉ nói đến việc kẻ biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Nếu theo sự giải thích của Trung Quốc, là tất cả những đảo nào nằm ở phía đông của kinh tuyến Paris 105°43’ thuộc về Trung Hoa, thì không những Hoàng Sa, Trường Sa, mà tất cả các đảo ven bờ biển và thậm chí là cả đất liền của Việt Nam nằm ở phía đông của kinh tuyến Paris 105°43 đều thuộc về Trung Quốc. Sự giải thích này theo Công ước Vienne 1969 về điều ước quốc tế (điều 31,32) là đưa đến một kết luận vô lý hoặc đòi hỏi quá đáng (absurd or unreasonable), nên không thể được chấp nhận.
Mục đích của Hiệp ước 1887 là để tiếp tục kẻ hai đoạn biên giới Quảng Đông và Vân Nam mà Hiệp ước Pháp – Trung 1885 chưa giải quyết xong. Tại Điều 3 Hiệp ước 1885 quy định: hai bên sẽ kẻ biên giới Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam thông qua một Uỷ Ban, nếu có điểm bất đồng mà Uỷ Ban không giải quyết được thì chính quyền hai bên tiếp tục xem xét. Kết quả là biên giới Quảng Tây không gặp rắc rối gì, nhưng đoạn Quảng Đông và Vân Nam không thoả thuận được. Từ đó mới có Hiệp ước 1887 do hai chính quyền ký để giải quyết hai đoạn biên giới trên.
Tại Quảng Đông, vì có quân thổ phỉ từ Trung Hoa sang tập trung ở vùng Paklung (Bạch Long), nên Pháp đã đưa quân đến chiếm đóng. Trung Quốc phản đối, đòi vùng này là vùng của Trung Quốc. Do đó, mới xảy ra sự tranh chấp. Và sự tranh chấp này không liên quan đến Trường Sa. Pháp và Trung Quốc khi ký kết Hiệp ước 1887 không hề hướng quan tâm đến quần đảo Trường Sa [49].
Những phân tích đúng đắn nội dung Hiệp ước Pháp Thanh 1887 của Việt Nam đã được khẳng định qua phán quyết của Toà án công lý quốc tế, tại vụ án tranh chấp chủ quyền đảo Ligitan, Sipadan giữa Malaysia và Inđônêxia năm 2002. Trong vụ án Inđonexia đã tranh cãi rằng đường phân định ranh giới trong hiệp ước giữa Anh và Hà
Lan năm 1891 sẽ vượt ra ngoài bờ biển đông Sebitik để phân bổ các đảo tranh chấp cho Inđônexia. Nhưng Toà đã kết luận rằng một đường biên giới thông thường không có chức năng để tạo ra một đường phân bố giả định ra ngoài đảo Sebatik nhằm phân định chủ quyền các đảo cho các bên trong khu vực tranh chấp [76].