giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế, có thể thấy rõ ràng rằng thực thi chủ quyền hay biểu hiện của chiếm hữu thực sự đối với một lãnh thổ phải hoà bình, thực sự, đầy đủ và phải tiếp diễn liên tục. Thêm nữa, chủ thể của hoạt động chiếm hữu thực sự này phải là nhà nước hoặc người được nhà nước uỷ quyền - trọng tài Vittore Emanuele III – vua của nước Ý trong quá giải quyết tranh chấp lãnh thổ đã nhấn mạnh: một tư nhân không có việc uỷ quyền rõ ràng hoặc không có chứng thực, xác nhận kế tục của nhà nước mình thì không thể giành được chủ quyền lãnh thổ bằng phương thức chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.
Tính hòa bình (peacefull)
Biểu hiện của việc thực hiện chủ quyền một cách hòa bình là không bị phản đối bởi một nhà nước khác, thể hiện rằng việc xác lập chủ quyền ban đầu bắt nguồn từ việc khám phá, phát hiện, chứ không phải bằng hình thức chiếm đoạt sở hữu hiện có của một nhà nước khác.
Tương tự với xác lập chủ quyền bằng thời hiệu (vụ đảo Palmas), yếu tố hòa bình trong hành vi xác lập chủ quyền có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, những hành vi nhằm chức năng nhà nước trong khoảng thời gian dài trên một lãnh thổ mà không có phản đối của quốc gia nắm quyền sở hữu sẽ mang ý nghĩa chuyển đổi quyền sở hữu hợp lệ. Thực tế tranh chấp giữa Botswana và Nimibia, Cameroon và Nigeria cho thấy những phản đối của nhà nước bị mất lãnh thổ là một nhân tố vô cùng quan trọng và có ý nghĩa ngăn chặn nhà nước mới đạt được quyền sở hữu hợp pháp. Ngược lại, nếu rõ ràng không có sự phản đối (hoặc là có sự đồng ý) của nhà nước giữ quyền sở hữu trước đây, đó có thể là cơ sở cho việc thiết lập quyền sở hữu hợp lệ (vụ đảo Palmas).
Vậy, trên thực tế như thế nào được gọi là thiếu đi sự phản đối hoặc là có sự đồng ý?
Thông thường, nhà nước có quyền sở hữu bị xâm phạm phải làm rõ sự phản đối, bao gồm các hành vi như phản đối ngoại giao, phát biểu tại các tổ chức quốc tế về việc ban hành luật quốc gia áp dụng cho lãnh thổ, hay là việc thiết lập thủ tục đưa vụ việc ra một trọng tài hay toà án quốc tế. Trong vụ tranh chấp giữa Nigeria và Cameroon tại khu vực hồ Chad, Nigeria đã không thể chứng minh Cameroon chấp thuận, thừa nhận quyền sở hữu của mình. Ngược lại, Cameroon đã có những hành vi phản đối, dù không nhiều và không thường xuyên. Kết quả là quyền sở hữu lịch sử của Cameroon vẫn được thừa nhận.
Thực thi chủ quyền thực sự (actual) với mức độ đầy đủ, thích đáng (sufficient) :
“Actual” nghĩa là thật, xác thực, thành thật. Tức là việc thực thi hay biểu hiện
giấy tờ hay một danh nghĩa nắm quyền sở hữu. Những vụ án trên cho thấy một điều chắc chắn rằng một tuyên bố chủ quyền hay thậm chí là quyền sở hữu danh nghĩa không thể là cơ sở để xác lập quyền sở hữu thực sự, hữu hiệu đối với một lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, biểu hiê ̣n chủ qu yền thực tế, thực sự, hữu hiê ̣u là khác nhau tùy vào điều kiê ̣n tự nhiên của lãnh thổ.
Vậy biểu hiện của thực thi chủ quyền thực sự là như thế nào? Và số lượng cũng như mức độ bao nhiểu là đủ?
Thông thường thực thi chủ quyền thực sự biểu hiện bằng việc thành lập bộ máy mang tính quyền lực nhà nước thích hợp cho mục đích an ninh quốc phòng, quản lý hành chính lãnh thổ chiếm hữu. Tuy nhiên, đối với các đảo nhỏ, đảo đá hay lãnh thổ không đủ điều kiện cho con người sinh sống thì chiếm hữu vật chất có giới hạn nhất định. Qua các vụ án, yêu cầu về thực thi thực sự chủ quyền không đòi hỏi phải có sự thực thi hay những tác động thực sự đến mọi sự thay đổi của lãnh thổ, cũng như những nơi hẻo lánh của lãnh thổ. Như thẩm phán Max Huber đã lưu ý: chủ quyền không thể thực thi trong thực tế ở mọi nơi, mọi lúc.
Trên thực tế, mức độ và số lượng của thực thi chủ quyền là khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện của từng vùng lãnh thổ, đặc biệt lãnh thổ là nơi có người sinh sống hay không (sinh sống được hay không). Những một vụ án nêu trên đã chỉ rõ: ở khu vực không có người ở hoặc có sự định cư thưa thớt cần rất ít việc thực thi thực sự những chức năng của nhà nước. Nhưng ít là bao nhiêu? Có định mức bao nhiêu là đủ và thích đáng?
Phán quyết trong vụ án Palmas đã chỉ ra rằng những hành động thực thi chủ quyền phải đầy đủ để đưa ra sự bảo vệ tối thiểu trước sự can thiệp của các công dân và nhà nước nước ngoài theo pháp luật quốc tế. Trọng tài trong vụ án Greenland đã đặt ra những câu hỏi đối với mỗi thời kỳ nhằm thấy được những hoạt động thực sự của nhà nước có đủ hay không để nhận được một quyền sở hữu hợp lệ cho xác lập chủ quyền.
Vụ án đảo Clipperton thì biểu hiện ban đầu của chủ quyền có thể đầy đủ và còn là để duy trì quyền sở hữu. Trong vụ án Minquiers & Ecrehos, thẩm phán Basdevant đã nhấn mạnh ý kiến rằng không đòi hỏi phải có đơn vị đồn trú thực tế ở những khu vực không có người ở hay không thể cư trú, nhưng quốc gia nắm giữ những khu vực như vậy có hành động thực tế để ngăn chặn sự can thiệp của các nước khác thì sẽ được coi là đầy đủ. Nếu như lãnh thổ là vùng xa xôi hẻo lánh, nhỏ hoặc không có khả năng sinh sống, hoặc những hòn đảo nhỏ được sử dụng chỉ cho mục đích thương mại như: đánh bắt cá, nuôi và bảo tồn cá hoặc thu gom phân chim thì một tổ chức thô sơ hay sự hiện diện của một hoặc hai quan chức cũng được coi là đầy đủ. Đặc biệt, đối với những lãnh thổ này sự hiện diện của yếu tố tinh thần là hết sức quan trọng và mang tính quyết định, tức: ý định (vụ án Đông Greenland) và ý chí sở hữu lãnh thổ -không từ bỏ lãnh thổ (vụ án đảo Clipperton), cùng với một vài hoạt động rất đơn giản của nhà nước như thám hiểm, cấp phép, thăm viếng định kỳ của quốc gia chiếm hữu sẽ là đủ cho biểu hiện thực thi chủ quyền thực sự. Như vậy, ý định chiếm hữu và ý chí sở hữu lãnh thổ trở thành một nội dung làm nên sự đầy đủ của việc thực thi chủ quyền thực sự.
Tóm lại, thực thi chủ quyền thực sự của nhà nước cho mục đích xác lập chủ quyền là phải đầy đủ, thích đáng, giống như một nhiệm vụ trong khả năng của mình, nhà nước phải thực sự hành động phù hợp với hoàn cảnh của lãnh thổ, phù hợp với sự đòi hỏi thực tế của lãnh thổ, nên thế, dường như không có một định mức chung nào cho biểu hiện thực thi chủ quyền thực sự đối với mọi lãnh thổ mà nó rất linh hoạt. Bên cạnh đó là yếu tố tinh thần – ý định - của quốc gia chiếm hữu cũng góp phần bổ trợ, xác định cho việc thực thi chủ quyền thực sự. Bởi vậy, khi vận dụng nội dung này cho bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa ta cần xem xét kỹ lưỡng các vụ án để tìm ra những tương đồng.
Tính liên tục của việc thực thi chủ quyền được ghi nhận bởi thẩm phán Max Huber trong vụ án đảo Palmas và tiếp tục được khẳng định trong vụ án Đông Greenland. Trên thực tế những vụ án này coi tính liên tục của thực thi chủ quyền như một yếu tố thiết yếu của chiếm hữu thực sự. Không thể chứng minh được tính liên tục trong biểu hiện của hoạt động nhà nước có thể làm mất một tuyên bố quyền sở hữu, thậm chí cả khi có quyền sở hữu danh nghĩa rồi (animus occupandi). Tuy nhiên tính liên tục cũng được áp dụng tương đối linh hoạt, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh của những tranh chấp lãnh thổ khác nhau.
Qua những vụ án bàn luận ở trên, có thể thấy rằng một khoảng trống tương đối dài trong việc thực thi chủ quyền không đương nhiên làm mất đi quyền sở hữu của quốc gia đối với lãnh thổ liên quan. Bởi sự gián đoạn và không liên tục này được thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của vụ việc.
Khi một hòn đảo có vị trí chiến lược hay giàu tài nguyên thì nó thường thu hút các quốc gia tham gia vào một thoả ước hay kế hoạch lớn và chiếm làm thuộc địa để thiết lập những thuận lợi cho họ. Tuy nhiên, đối với một hòn đảo không quan trọng, ở vị trí riêng biệt, nghèo nàn và không thể sinh sống… thì một quốc gia có thể thực thi đơn thuần những hành động định kỳ của quyền lực nhà nước, và đó là bằng chứng đầy đủ cho khẳng định chủ quyền liên tục của quốc gia đó. Vậy liên tục ở đây không phải là không có những gián đoạn, mà là liên tục phù hợp với yêu cầu quản lý lãnh thổ.