Lập luận của Trung Quốc về việc phát hiện, chiếm hữu thực tế sớm nhất đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 67 - 78)

c) Chiếm hữu thực sự trong mối quan hệ với luật quốc tế hiện nay

2.3. Lập luận của các nƣớc tham gia vào cuộc tranh chấp quần đảo Trƣờng Sa vớ

2.3.1.1. Lập luận của Trung Quốc về việc phát hiện, chiếm hữu thực tế sớm nhất đố

với quần đảo Trường Sa và xác lập chủ quyền do áp dụng luật thời điểm

- Xét nguồn tư liệu của Trung Quốc và nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài

Tại văn kiện Bộ ngoại giao ngày 30/01/1980, Trung Quốc công bố rõ ràng, đầy đủ hơn các chứng cứ lịch sử về phát hiện và chiếm hữu sớm nhất cho tuyên bố chủ quyền với Trường Sa. Những năm tiếp theo họ bổ sung ngày một nhiều hơn các loại chứng cứ và lập luận theo những chiều hướng mới. Theo thời gian, yêu sách của Trung

Quốc có một tiến trình vô cùng biến hoá, thay đổi nhằm tìm mọi cách hợp pháp hoá việc xâm chiếm Trường Sa.

Các chứng cứ Trung Quốc đưa ra được bắt đầu từ rất xa xưa, kéo dài trong gần 20 thế kỷ- từ đời Tam Quốc (220-265) đến hết đời Thanh (1911), cụ thể:

Thời Tam Quốc, các sách được viện dẫn là: 1/ Nam Châu di vật chí, 2/ Phù Nam truyện; 3/ Dị Vật Chí

Thời Tống các sách được dẫn ra: 1/ Vũ Kinh tổng yếu; 2/ Lĩnh Ngoại đại đáp; 3/ Chư Phiên chí; 4/ Mộng Lương Lục

Thời Nguyên, Minh: 1/Cuốn Đảo Di chí lược; 2/ Nguyên sử ghi chép về Sử Bật truyện; 3/Cuốn Đông Tây Dương Khảo; 4/ Vũ Bị Chí:

Đời Thanh: 1/ Hải Quốc Văn Kiến Lục; 2/ Hải lục; 3/ Hải Quốc đồ chí; 4/

Doanh Hoàn chí lược….

Theo các sách trên, các nhà nghiên cứu và Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng họ đã mở đường ra Nam Hải, lúc đó gọi là Trướng Hải. Đời Tam Quốc phát hiện các bãi cát ngầm gọi là Từ Thạch ở Nam Hải, gây khó khăn cho tàu bè qua lại…; Các đời sau đã chính thức đặt tên các đảo Nam Hải là Thạch Đường, Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, Cửu Nhũ Sa Thạch, Thất Châu Dương..., họ đã đi lại, đo đạc, tuần tiễu, khai phá, cai quản và kinh doanh sớm nhất (chiếm hữu sớm nhất) các đảo trong biển Nam Hải, trong đó có Trường Sa. Đời Đường sáp nhập Trường Sa vào đảo Hải Nam năm 789.

Sự thật, các sách Trung Quốc trích dẫn cho lập luận của họ có thể lên tới hàng trăm, nhưng chủ yếu lại là sách “địa chí, hàng hải liên quan các nước ngoài Trung Quốc. Một vài cuốn nói về hoạt động của ngư dân Trung Quốc ngoài biển. Có vài cuốn do người thật sự đi biển viết hoặc kể lại” [27]. Khoảng chục cuốn nói đến con đường biển từ Quảng Châu đến phía nam Nam Hải hoặc đến các nơi gọi là Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường. Căn bản các đoạn trích dẫn của tập

hợp các sách trên không có câu nào nói lên được mối quan hệ về địa lý hành chính giữa Trường Sa với lãnh thổ Trung Quốc, cũng không có một câu nào nhắc đến chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.

Ví dụ, cuốn Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát đời Tống có đoạn viết: "Phía đông là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Sàng, mênh mông vô bờ, trời nước một màu. Các thuyền qua lại chỉ dựa vào kim chỉ nam, ngày đêm phải chú ý cẩn thận, chỉ sai một chút xíu là đã quan hệ đến vấn đề sống chết". Vậy trong đoạn văn này ý nào nói lên Thiên Lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Sàng là đất Trung Quốc? [17].

Hay sách Mộng Lương Lục viết: “nếu dùng thuyền đi vòng ra nước ngoài để buôn bán, thì ra biển từ Tuyền Châu, đi liên tiếp qua Thất Châu Dương, ở thuyền dò nước sâu hơn 70 trượng…. Từ xưa người đi thuyền đã nói: đi sợ Thất Châu, về sợ Côn Lôn, cũng sâu hơn 50 trượng…”. Vậy mà ông Hàn nói rằng Thất Châu là Nam Sa với hàm ý chủ quyền [32].

Bản thân các tài liệu trên có những chỗ không rõ ràng về quan hệ chủ quyền, mâu thuẫn, lộn xộn và chưa chắc đạt được tính pháp lý. Nhưng trong văn kiện của Bộ Ngoại Giao ngày 30/1/1980, và các nhà nghiên cứu Trung Quốc lại dẫn dắt, gán ghép để đi đến kết luận chủ quyền.

Ví dụ về sự không rõ ràng:

Trong cuốn Phù Nam truyện thời Tam Quốc chỉ viết: “Trong Trướng Hải có bãi san hô, dưới bãi là đá tảng san hô mọc trên đó”; cuốn Dị Vật chí viết: “Kỳ đầu Trướng hải nước nông, có nhiều từ thạch, thuyền lớn nước ngoài đóng đai sắt không qua được”. Nhưng ông Hàn Chấn Hoa chú giải “bãi, từ thạch” là Tây Sa, Nam Sa; “Trướng Hải” là biển Nam Trung Hoa, gồm các đảo Nam hải. “Kỳ đầu” là đá ngầm của các đảo Nam hải.

Trong văn kiện ngày 30/1/1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã giải thích: Vạn Chấn trong Nam châu dị vật chí đời Hán khi nói về hành trình đi biển từ bán đảo Mã Lai đến lục địa Trung Quốc đã viết là: "ra Trướng Hải, cạn nhưng nhiều từ thạch” tàu

thuyền chạm đến khó mà ra được. Nói “Trướng Hải” tức Nam Hải ngày nay. Nói "từ thạch" ở đó bao gồm quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Rõ ràng câu văn chỉ nói “nhiều từ thạch” thôi, vậy mà lại suy diễn rằng: ở đó bao gồm quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Ta cũng không thấy câu văn nói rằng Trướng Hải là Nam Hải thuộc Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu và văn kiện Bộ Ngoại Giao Trung Quốc năm 1980 chứng minh rằng ngư dân của họ đã khai phá các đảo Nam Hải bằng những trích dẫn và lời lẽ rất chung chung như: Nam Duệ Dị vật chí viết từ thế kỷ thứ nhất nói đến ngư dân Trung Quốc bắt được rùa biển, đồi mồi; Hoàng Châu ký nói “người xưa bắt cá trong biển được san hô” - không nói rõ là biển nào?. Hoặc sách Quỳnh đài ngoại ký đời Minh chỉ viết rằng: "Mỗi khi bão thổi tới, thủy triều dâng lên dữ dội, huỷ hoại nhà cửa, vùi ngập ruộng đất...". [27]

Còn những tên cổ mà Trung Quốc cho là các sách nói trên đã đặt cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù có đúng để chỉ hai quần đảo này thì cũng chỉ là những tên mà người Trung Quốc thời xưa dựng để mô tả địa lý nước ngoài hoặc đường hàng hải ở Biển Đông. Tên gọi mỗi đời, mỗi sách một khác. Đời Hán gọi là Từ Thạch. Đời Tống lúc gọi là Cửu Nhũ Loa Thạch, lúc gọi là Thất Châu Dương, lúc gọi là Vạn Lý Thạch Đường. Đời Minh - Thanh khi thì viết Cữu Nhũ Loa Châu, khi lại viết Thạch Tinh Thạch Đường hoặc Vạn Sinh Thạch Đường.... Nhưng cái tên nào chỉ quần đảo Hoàng Sa, tên nào chỉ quần đảo Trường Sa? Lấy gì để chứng minh đó đúng là tên gọi những quần đảo này vào thời đại ấy? Nên những địa danh ấy hoàn toàn không có cơ sở và giá trị pháp lý để chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc” [17, 39].

Về sự mâu thuẫn, lộn xộn:

Nguyên sử chỉ chép Sử Bật “đi qua Thất Châu Dương, Vạn Lý Thạch Đường đến địa giới Giao Chỉ, Chiêm Thành”… để đến Java, và Ông Hàn Chấn Hoa cho rằng Thất Châu Dương là Tây Sa (Hoàng Sa), Vạn Lý Thạch Đường là Nam Sa (Trường Sa).

Nhưng cuốn Ngũ Hải đời Minh rằng:

+ “Vạn Lý Thạch Đường nằm ở phía Đông hai biển Ô Trư và Độc Trư” (Ô Trư là hòn đảo thuộc Quảng Đông; Độc Trư là hòn đảo phía Đông Nam đảo Hải Nam)

+ “Vạn Lý Trường Sa ở Đông nam Vạn Lý Thạch Đường, tức bãi cát nổi của các nước Man Di phía Tây Nam”.

Và ông Hàn đã bỏ mấy từ “của các nước Man Di”, kết luận rằng: Vạn Lý Thạch Đường chính là Trung Sa và Tây Sa của Trung Quốc. Trong khi đó trích dẫn và chú giải cho cuốn Đảo di Chí lược của Vương Đại Uyên, Ông Hàn lại nói Vạn Lý Thạch Đường là chỉ cả 4 quần đảo Đông, Tây, Trung và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam). Núi Côn Lôn gọi là quần đảo Nam Sa.

Ông Phan Thạch Anh có kết luận: đời Tống lấy các Thạch Đường, Thiên Lý Đại Đường, Vạn Lý Thạch Đường để gọi quần đảo Nam Sa(Trường Sa) [24, 27, 49].

Trong khi đó, cuốn sách Đánh giá lại Mã Hoan, hai tác giả Min và Duyvăngđát cho rằng "Thạch Đường" là bãi ngầm Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa). Nhưng Grôennơven, người dịch Sử Bật truyện lại cho rằng "Vạn Lý Thạch Đường" mới là bãi ngầm Macclesfield. Ngay một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng có ý kiến khác với ý kiến của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Trong cuốn Lưỡng chủng hải đạo chân kinh do Trung Hoa thư cục xuất bản năm 1961, có câu chú thích: "Khó tin rằng Vạn Lý Thạch Đường là phần phía nam của quần đảo Tây Sa... Vạn Lý Trường Sa phải là phần phía bắc của quần đảo Tây Sa". Như vậy, theo sách này Vạn Lý Thạch Đường

không phải là Trường Sa, cũng không phải là Trung Sa và Vạn lý Trường Sa lại là quần đảo "Tây Sa" (tức Hoàng Sa của Việt Nam)” [17].

Trên cơ sở cuốn Chư Phiên Chí, ông Hàn Chấn Hoa và ông Phan Thạch Anh đã kết luận rằng quần đảo Nam Sa (Trường Sa) đã được đã được sát nhập vào đảo Hải Nam từ năm 789, đời Đường. Nhưng cuốn Chư Phiên Chí chỉ viết: sau khi quân Đường đánh và bình định xong đảo Hải Nam họ đã sắp xếp lại các huyện thuộc đảo

Hải Nam, tách Quỳnh Sơn ra khỏi Châu Nhai và lập thành quận. Không hề nói nhập

các đảo Nam Hải vào Hải Nam. Còn ông Sử Lệ Tổ lại dẫn Nguyên sử ghi việc Sử Bật đánh Java có “đi qua Thất Châu Dương, Vạn Lý Thạch Đường” để kết luận vùng biển phụ cận của các đảo Nam Hải được đặt vào phạm vi cương giới biển Trung Quốc [27].

Trong toàn bộ sử liệu đồ sộ của Trung Quốc, sau cùng các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra được rằng: năm 1909 Lý Chuẩn dẫn hơn 170 lính thủy đến Tây Sa lập lại chủ quyền trên đảo Vĩnh Hưng và chính quyền tỉnh Quảng Đông tháng 5-1928 lập đội điều tra quân chính và các nhà khoa học đi quân hạm đến quần đảo Tây Sa điều tra tại chỗ và làm báo cáo tường tận. Còn đối với Trường Sa thìkhông hề có vết tích nào. Những sử liệu trước đó nhắc đến Trường Sa rất ít, ngắn ngủi, chủ yếu tập trung vào Hoàng Sa…[17. 27].

Văn kiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nêu họ đã tìm thấy rất nhiều văn vật khảo cổ ở Hoàng Sa: đồ sứ, đồ sành, lọ sành men đời Đường, đời Bắc Tống và một số tiền đồng đời nhà Tần, nhà Đường, ... và kết luận: “nhân dân Trung Quốc thời kỳ Đường, Tống đã khai phá, sinh sống, làm ăn trên những đảo ở Nam Hải liên tục cho đến nay chưa hề khi nào gián đoạn”. Việc tìm thấy cổ vật ở Hoàng Sa nhưng Trung Quốc kết luận đã khai thác và có chủ quyền với cả Trường Sa? Và sự thật đồ gốm cùng tiền Trung Quốc được phát hiện ở nhiều nơi của Đông Nam Á. Ngư dân Trung Quốc qua lại làm ăn, đánh bắt, sinh sống trên các đảo của biển Đông thì chỉ mang tính tư nhân, không thể là hành vi xác lập chủ quyền cho Trung Quốc được. Thực tế, cả ngư dân Việt Nam cũng làm ăn trên các đảo này. Và thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới cũng qua lại biển Đông để giao lưu buôn bán và đều biết đến các đảo, biết đến Trường Sa [17, 23].

Bề dày lịch sử mà người Trung Quốc tạo ra cố để chứng minh một chủ quyền vốn không có khiến người ngoại quốc thấy rối ren, không biết “đâu là hư đâu là thực”. Sau cùng người ta chỉ có thể tin rằng người Trung Quốc đã biết đến các đảo trong biển Đông từ rất sớm mà thôi. Không hề có việc xác lập chủ quyền dù chỉ là danh

nghĩa, tượng trưng. Người Trung Quốc chỉ qua lại biển Đông và thấy các đảo, rồi mô tả vẻ bề ngoài của chúng, không tiến lại gần để thực hiện hay biểu lộ một ý chí chiếm hữu thì không thể là phát hiện và chiếm hữu Trường Sa được. Không thể coi người Trung Quốc đã xác lập chủ quyền đối với Trường Sa được [17, 27,32, 45].

Một số nhà khoa học nước ngoài cũng kết luận rằng sử liệu Trung Quốc hoàn toàn không chứng minh được chủ quyền của họ đối với Trường Sa. Hoặc người Trung Quốc đã biết đến các đảo này nhưng lại coi các đảo là mối nguy hiểm huyền bí, là hiểm họa hàng hải cần tránh xa. Cụ thể:

Vùng trung tâm của biển Nam Trung Hoa (biển Đông) tạo thành một trở ngại cho thương mại và giao thông vùng Đông Nam Á và vùng bờ biển Trung Hoa. Cho đến tận thế kỷ XVI các đảo này mới được nói đến nhưng chúng không quan trọng và khó nhận biết. Còn trước thế kỷ XVI không có tài liệu nào rõ ràng về vấn đề các đảo. Những đảo này chỉ được đề cập tới một cách gián tiếp và rất mơ hồ.

Nhà Tống, Nguyên có nhiều đoạn trích gọi các đảo là Thạch Đường, Trường Sa, Bãi, Dải đá. Nhưng phần lớn chúng tạo thành một bộ phận của thế giới khác, đầy nguy hiểm cho người đi biển: tàu thuyền bị cuốn vào “tam giác Bermuda” đều mất tích và không bao giờ quay lại. Bất chấp việc giao bang bằng đường biển và hải quân phát triển rất mạnh dưới thời nhà Nguyên, vùng đảo của biển Đông dường như không bị sáp nhập vào đế chế này hay bị chiếm làm thuộc địa. Chúng vẫn chỉ được biết đến rất mập mờ và là nỗi khiếp sợ của người đi biển.

Đời Minh kéo dài từ cuối thế kỷ XIV – XVII, và đầu thế kỷ XV là thời kỳ các hoạt động trên biển phát triển nhất. Các chuyến đi của Trịnh Hoà cho thấy hải quân Trung Quốc đã biết đến Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng họ căn bản chỉ dừng lại ở việc mô tả Hoàng Sa và bãi Macclesfield ngày nay nằm trên tuyến hàng hải truyền thống, như Mã Hoan viết trong Doanh Nhai Thắng Lãm năm 1435 rằng: “Thất Châu Dương và Vạn Lý Thạch Đường như là một cửa ngõ đến Chăm Pa”. Trường Sa, Hoàng Sa bị tránh ra ngoài tuyến đường biển từ Chân Lạp đi Singapore. Các đảo dường như chỉ tạo

ra hành lang của giao thông đường biển. Tuy nhiên đến “nửa sau thế kỷ XV sự quan tâm đến việc khám phá cũng như sức mạnh biển của Trung Quốc đã kết thúc…, đã chìm vào dĩ vãng” ngay trước khi người châu Âu xuất hiện ở đây. Nhà Minh thất thủ ở phía Bắc nên phải chuyển hướng bằng chính sách phòng thủ biên giới phía Bắc. Đây được coi là sự trả giá cho việc bành chướng trên biển. Người Trung Quốc rõ ràng từ bỏ sự manh nha của chiếm hữu còn đang dở dang trên biển Đông [39].

Giữa và cuối đời Minh hầu hết tài liệu đều dựa vào tài liệu viết trước và hiếm có bổ sung mới, thậm chí còn sai lệch. Ví dụ như cuốn Tây An Biên Lục của Luo Yuejiong

năm 1597 ghi: Vạn Lý Thạch Đường nằm gần nước Liuqiu, chỉ 1/10 số tàu thuyền bị gió đông cuốn vào đó (các đảo đá) là còn sống sót. Nhưng cuối thế kỷ XVI Liuqiu đã được xác định là quần đảo Điếu Ngư nằm không xa Đài Loan, và như vậy gió Đông cần được thay bằng gió Tây hoặc Bắc; một bản đồ thế giới của Triều Tiên soạn năm 1402 dựa vào tài liệu truyền thống trước đó của Trung Quốc thế kỷ XIV, do học giả người Nhật-ông Ogawa Tajuju Needham kiểm nghiệm: phần vẽ châu Á đã thể hiện Trường Sa và Thạch Đường rất nghèo nàn, chỉ là những chấm đen ở đâu đó ngoài khơi bờ biển phía Nam Trung Quốc, còn các vùng Tây Á lại vẽ chính xác hơn nhiều.

Các sử liệu Tống, Nguyên hay Minh không gợi lên rằng Trường Sa là một phần của đế chế Trung Hoa. Họ đồng nhất 2,3 hoặc cả 4 nhóm đảo Trường Sa, Hoàng Sa, bãi ngầm Macclesfield và Đông Sa. Ở mức độ nào đó, thuỷ thủ Trung Quốc quen thuộc với các đảo nhưng lại tránh đi đến đó. Những câu chuyện ma quỷ, đảo nguy hiểm, dòng chảy bí hiểm lan truyền đời này qua đời khác, do đó các chuyên luận và bản đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 67 - 78)