Ghi chép của các sử gia Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 97)

d) Trung Quốc viện dẫn Luật biển làm căn cứ cho yêu sách chủ quyền đối với Trường

2.4. Việt Nam có các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc về xác lập chủ quyền

2.4.1.2. Ghi chép của các sử gia Việt Nam

Lê Quý Đôn (1726-1784) với Phủ biên tạp lục viết năm 1776 khi đang làm quan tại vùng Thuận Hoá, Quảng Nam, vào cuối đời Lê. Đây là một sử liệu chi tiết, đầy đủ, chính xác về chủ quyền của Việt Nam đối với Đại Trường Sa, mô tả rất kỹ và rõ về vị trí, địa lý, hải vật của Đại Trường Sa: thuộc “Quảng Nghĩacó nhiều đảo và có nhiều núi linh tinh, có hơn 130 ngọn...”. Chúa Nguyễn khoảng thế kỷ XVII-XVIII đã thiết lập, điều hành Đội Hoàng Sa kiêm quản Đội Bắc Hải để khai thác và quản lý các đảo. Các Đội này được tổ chức chặt chẽ, thời gian công tác đều đặn khoảng 6 tháng/ năm, có sự phân công địa bàn hoạt động, kèm theo những hiệu quả công tác đáng kể. Đội viên được quy định những quyền lợi, nghĩa vụ, thưởng, phạt. Riêng đội Bắc Hải được cử khai thác và quản lý những đảo ở phía Nam, như: Côn Lôn, vùng Hà Tiên, xứ Bắc Hải nhưng ít khi thu lượm được của quý vàng bạc, súng ống. Theo sử gia Võ Long Tê từ Bắc Hải còn được hiểu là xa xôi…. Việc giao lưu với người Bắc quốc cũng được ghi rằng họ thừa nhận sự quản lý và khai thác đối với các đảo của Chúa Nguyễn: năm 1753 quan huyện Văn Xương, Quỳnh Châu đã cứu giúp hai người khai thác Vạn Lý Trường Sa bị bão trôi dạt đến cảng Thanh Lan, Chúa Nguyễn Phúc Chu truyền lệnh viết thư phúc đáp [32, 49].

Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí, soạn năm1821, thời điểm đang làm quan; và sách Hoàng Việt địa dư chí (còn gọi là Địa Dư Minh Mệnh) in năm 1833 - mô tả về Hoàng Sa, Trường Sa và hoạt động khai thác đảo của Đội Hoàng Sa tương tự như Lê Quý Đôn đã viết [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 97)