Việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam thời phong kiến hoàn toàn phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 103)

d) Trung Quốc viện dẫn Luật biển làm căn cứ cho yêu sách chủ quyền đối với Trường

2.4. Việt Nam có các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc về xác lập chủ quyền

2.4.1.5. Việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam thời phong kiến hoàn toàn phù

phù hợp với yêu cầu của luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu thực sự

Nhìn lại tất cả những bằng chứng nêu trên và xem xét chúng trên cơ sở những quy định của Luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ ta sẽ thấy:

Thời kỳ này Việt Nam là quốc gia duy nhất thực thi chủ quyền đối với Vạn Lý Trường Sa, khi mà nó không có sự quan tâm, tranh giành của bất kỳ quốc gia liên quan nào, kể cả người phương Tây hay các nước tranh chấp Trường Sa hiện tại. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thế kỷ XVI, XVII đã chiếm Philippin, Ma Cao nhưng cũng không tranh giành Trường Sa với Chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Trung Quốc đã không phản đối mà còn thừa nhận chủ quyền của Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là hành vi chủ quyền của Việt Nam thời kỳ này đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu thực sự:

(i) Chủ quyền thực thi trong hoà bình: Rõ ràng nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm cứ các đảo mà không phải giao chiến với bất cứ quốc gia nào, không phải đấu

tranh với bất cứ quốc gia nào để bảo vệ chủ quyền đó. Chủ quyền đó được thực hiện với sự thừa nhận của các nước liên quan (Trung Quốc và người phương Tây) hay sự không quan tâm, không biết đến của các nước như Philippin, Malaysia và Brunei. Việt Nam đã thụ đắc chủ quyền một cách hoà bình trong mối quan hệ với các nước liên quan khác trên một lãnh thổ vô chủ.

(ii) Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ quyền một các thực sự và đầy đủ, thích đáng (cả ở phương diện đối nội và đối ngoại):

Về đối nội:

Việt Nam với một truyền thống coi trọng biển, nhu cầu mở mang bờ cõi và bảo vệ bờ cõi luôn là vấn đề lớn trong chính sách quốc gia. Biển đảo không những là nguồn sống của một số lượng lớn dân cư mà còn là địa bàn, phương tiện giao lưu với quốc tế. Đặc biệt với Gia Long và Minh Mạng, biển luôn là đối tượng cần chinh phục và chiếm hữu của người Việt và nhà nước Việt. Với ý chí đó, nhà nước Việt Nam đã trước tiên sáp nhập các đảo vào một đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nghĩa, khai thác các giá trị kinh tế của các đảo qua việc lập ra và điều hành các đơn vị chuyên trách (đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải). Tiếp đến là khảo sát, đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia làm dấu chủ quyền.

Trường Sa với đặc thù tự nhiên khắc nghiệt, không có dân cư sinh sống thường xuyên, các hải đội thời đó không thể công tác thường xuyên trên các đảo như ngày nay được, nên nhà nước không thể có được những biểu hiện về quản lý hành chính cư dân hay các hoạt động tư pháp như các lãnh thổ thông thường khác. Nhưng những hoạt động khai thác (trong đó có cấp lương bổng, thưởng, phạt cho các đội viên tham gia khai thác các đảo), khảo sát đo đạc 6 tháng/ năm, vẽ bản đồ, thu thuế và bảo trợ ngư dân bản địa trở thành biểu hiện chủ quyền về mă ̣t hành chính, tư pháp nhà nước thực sự phù hợp đối với các đảo và phù hợp với yêu cầu của luật quốc tế.

Nhà nước phong kiến Viê ̣t Nam đã thực hiện các hoạt động đối ngoại: cứu giúp các tàu bị nạn, cho trồng cây với mục đích giúp tàu thuyền tránh gặp nạn, phúc đáp khi quan chức của Trung Hoa giúp lính Vạn Lý Trường Sa gặp nạn.

So sánh với hoạt động chủ quyền của Pháp đối với đảo Clipperton và của Malaysia với các đảo Ligitan & Sipadan có thể thấy rằng Việt Nam đã thực hiện chủ quyền thực sự ở mức độ cao hơn hẳn khi mà điều kiện tự nhiên là tương tự nhau, và đặc biệt không có một hành vi chủ quyền thực sự nào cạnh tranh lớn hơn thế. Nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với Trường Sa cả về danh nghĩa và trên thực tế.

Sự đầy đủ:

Xưa kia và ngày nay, Trường Sa vẫn luôn được coi là một dải đảo, một quần thể các đảo thống nhất nên chỉ cần chiếm một vài đảo lớn, đảo chính trong số đó là đã có thể thụ hưởng chủ quyền đối với cả Trường Sa. Theo vụ án đảo Palmas, thẩm phán MaxHuber đã đưa ra và bảo vệ cho học thuyết tính thống nhất, theo đó việc chiếm hữu đảo chính sẽ áp đặt cho các đảo phụ còn lại [6]. Bản đồ của Việt Nam (Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ) chỉ vẽ được một số đảo trong quần thể đó. Nhưng Việt Nam biết rõ các đảo Đại Trường Sa (cả Hoàng Sa và Trường Sa) có khoảng 130 đảo, hình thể xa rộng, và ý chí rõ rằng “không kể là đảo nào, bãi cát nào, phàm thuyền đến nơi” là phải dựng bia, đo đạc, ghi rõ vị trí, thuỷ trình [45, 49] – tức ý chí luôn vươn tới chiếm hữu tất cả các đảo trong hình thể xa rộng và hiểm yếu đó, và đã thực hiện ý chí đó trong thực tế.

Cũng với điều kiện tự nhiên rất hiểm yếu và khắc nghiệt mà nhà nước không thể xây dựng được bộ máy quản lý trên toàn bộ các đảo của Vạn Lý Trường Sa (trên toàn bộ một đơn vị hành chính). Trong khi Hoàng Sa có thể khai thác lượng giá trị kinh tế nhiều hơn nên lựa chọn là tập trung nhiều hơn trong khu vực Hoàng Sa hiện nay - có thể coi đó là khu vực đầu não của đơn vị hành chính Vạn Lý Trường Sa, khi mà Gia Long đã tuyên bố chủ quyền tại đó. Và nó được quản lý trực tiếp bởi Đội Hoàng Sa.

Còn khu vực Trường Sa ngày này thì Đội Hoàng Sa đã quản lý thông qua Đội Bắc Hải. Như vậy, nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ Vạn Lý Trường Sa (trong đó có Trường Sa ngày nay) trong khả năng có thể và phù hợp với điều kiện tự nhiên của các đảo. Đồng thời nhà nước đã tiến hành thu thuế, bảo trợ ngư dân của mình trước các ngư dân nước ngoài – chính là nhà nước đã đưa ra sự bảo vệ tối thiểu trước sự can thiệp của các công dân nước ngoài đối với lãnh thổ thuộc sở hữu của mình.

Những nội dung trên đã đạt đến mức độ đủ sự “thể hiện ý định và sẽ hành động như một quốc gia, và các biểu hiện của hoạt động nhà nước” [71] tại các đảo.

Vụ án Đông Greenland, người Đan Mạch đã được sở hữu với toàn bộ Greenland khi họ chỉ chiếm hữu thực sự đối với một khu vực của đảo, còn khu vực tranh chấp chỉ là ý chí chiếm hữu và một số hoạt động: săn bắn, gia tăng thám hiểm khoa học, cấp phép cho người đến thăm.

(iii) Thực thi chủ quyền liên tục: Nếu như chủ quyền của Việt Nam đối với Đại Trường Sa được chứng minh bắt đầu ít nhất từ thế kỷ XVII, thời các Chúa Nguyễn, thì nó được duy trì liên tục cho đến tận ít nhất giữa thế kỷ XIX và sau đó chuyển giao sang cho người Pháp đầu thế kỷ XX. Việc thực thi các hoạt động quản lý nhà nước chỉ được tiến hành định kỳ - theo mùa khoảng 6 tháng/ hàng năm, nhưng do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của các đảo nên nó hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật quốc tế.

Ta cũng thấy một gián đoạn ngắn ở một số giai đoạn lịch sử như thời gian kết thúc nhà Lê sang nhà Tây Sơn, kết thúc nhà Tây Sơn sang nhà Nguyễn, tiếp theo nữa là thời kỳ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX- thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Trong điều kiện đất nước không ổn định, nhà nước chưa thể ưu tiên cho việc khai thác, quản lý liên tục các đảo, nhưng sau khi đã ổn định tình hình thì việc thực thi lại được tiếp tục thực hiện, như sau thời Tây Sơn là Gia Long, việc thực thi chủ quyền còn rõ ràng, chính thức và vươn rộng hơn. Sau này, Pháp nhân danh chính quyền bảo hộ lại tiếp tục cho quá trình thực thi chủ quyền đó rõ ràng mạch lạc hơn. Cùng đó cần nhấn

mạnh rằng, nhà nước Việt Nam trong những khoảng thời gian ngắn tạm thời gián đoạn đó không có sự bỏ rơi các đảo, không có các chính sách mới thay thế, từ bỏ hay cấm phát triển biển đảo. Sự gián đoạn này chỉ ngắn và là nhất thời mất đi corpus (thực tế) chứ không mất đi animus (ý định). So sánh với Trung Quốc thì khác hẳn, cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI họ đã ban hành chính sách cấm và trừng phạt hình sự đối với hành vi đóng mới tàu đi biển, các xưởng đóng tàu bị xoá bỏ [39] - đây mới chính là sự từ bỏ dứt khoát nếu như đã có sở hữu đối với lãnh thổ. Và đặc biệt những gián đoạn nhỏ đó không hề có sự xuất hiện của Người Trung Quốc hay các nước cạnh tranh chủ quyền Trường Sa hiện nay.

Trong các án lệ cũng có thể thấy một khoảng trống tương đối dài và bất quy tắc trong biểu hiện chủ quyền không bị coi là làm mất đi quyền sở hữu lãnh thổ liên quan. Sự gián đoạn và không liên tục ngắn ngủi này được toà án đánh giá trong mối tương thích với hoàn cảnh của vụ án đó. Và việc “không tăng cường tiếp xúc của các hoàng đế An Nam” [26]) như trên chiếu theo các án lệ không hề mất đi chủ quyền của Việt Nam.

Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với Trường Sa trong suốt 3 thế kỷ, từ thời các chúa Nguyễn đến các vua nhà Nguyễn, bằng ý chí chiếm hữu , và các hoạt động khai thác, tuyên bố chủ quyền, đo đạc vẽ bản đồ, sáp nhập vào một đơn vị hành chính quốc gia, lập đồn trại thu thuế và những quan hệ đối ngoại khác. Sự xác lập chủ quyền của Việt Nam đã rõ ràng đáp ứng các yêu cầu của thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu thực sự, với các tiêu chí thực thi chủ quyền: hoà bình, thực sự, đầy đủ và liên tục. Chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa là bất khả tranh nghị [34].

2.4.2. Giai đoạn II: Chủ quyền của Việt Nam đối với Trƣờng Sa thời Pháp thuộc

Đây là thời kỳ mà chủ quyền của Việt Nam được củng cố và tiếp tục duy trì. Bởi nhà nước phong kiến Việt Nam đã đến hồi suy tàn, phải nhường chỗ cho thực dân Pháp. Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ổn định tại Việt Nam, Pháp lại tiếp tục thực thi

chủ quyền thực sự trên các đảo trong sự im lặng và thờ ơ của tất cả các quốc gia tranh chấp Trường Sa hiện nay. Cụ thể:

2.4.2.1. Pháp tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa

Hiệp ước Pháp -Việt Philastre ngày 15 tháng 8 năm 1874 đặt toàn bộ miền nam dưới sự bảo hộ của Pháp, trong đó có Trường Sa; Hiệp ước Việt Nam đầu hàng Pháp năm 1884 đặt mọi quyền của Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp. Tuy vậy, từ thời gian này đến đầu thế kỷ XX cả Pháp và các bên tranh chấp Trường Sa hiện nay chưa hề có hoạt động gì với Trường Sa.

Ngày 8 tháng 3 năm 1925 Toàn Quyền Đông Dương tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.

Tháng 7 năm 1927, Giám đốc Sở Hải dương Đông Dương đã dùng tàu De Lanessan khảo sát ở Trường Sa và dựng một trạm phong vũ biểu trên đảo Itu Aba (tức đảo Ba Bình trong nhóm Trường Sa) – Đó là một trong hai đài khí tượng nằm trong hệ thống đài khí tượng được quốc tế thừa nhận [9].

Tháng 11 năm 1928, Thống Đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở Trường Sa cho Công ty Phosphat mới của Bắc Kỳ.

Ngày 13/4/1930, thông báo hạm La Malicieuse đã ra Trường Sa, kéo quốc kỳ Pháp trên một đỉnh cao. Ngày 23/9/1930 Pháp thông báo cho các cường quốc biết Pháp đã chiếm đóng quần đảo Trường Sa.

Đến ngày 14/4/1933, sau nhiều lần thăm dò, chiếm đóng và trao đổi thư từ của các nhà lãnh đạo Pháp, chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương với chiến hạm, tàu thuyền, tàu thuỷ văn đã làm lễ chủ quyền theo nghi thức cổ, chính thức chiếm 6 nhóm đảo lớn và một số đảo nhỏ khác của Trường Sa. Ngày 26/7/1933 Pháp chính thức đăng công báo về sự kiện này.

Ngày 21/12/1933 Thống đốc Nam Kì M.J. Krautheimer ký nghị định đặt quần đảo Trường Sa thuộc quản hạt hành chính tỉnh Bà Rịa. Đến đây chủ quyền Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam ở Trường Sa đã rõ ràng, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước toàn bộ hành vi chủ quyền của Pháp ở Trường Sa, Philippin, Malaysia, Brunei không có sự phản đối nào. Riêng Trung Quốc cho rằng năm 1933 họ đã phản đối tuyên bố chủ quyền của Pháp [26]. Điều này thật đáng nghi ngờ, bởi năm 1928 Trung Quốc chỉ khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ cực nam của họ. Thực tế thì Trung Quốc không có một yêu sách nào đối Trường Sa đến tận đầu năm 1947 [39]. Trong trường hợp Trung Quốc có phản đối thì nó thiếu tính pháp lý chặt chẽ, bởi sau đó họ đã lại không quan tâm đến Trường Sa cho mãi đến tận năm 1947. Minh chứng là nội dung Tuyên cáo Cairo 1943 và Tuyên ngôn Postdam 1945. Sự thật Trung Quốc không có bất cứ hành động tranh giành hay tuyên bố liên quan nào trong suốt thời kỳ đó.

Xác nhận rằng khi Pháp tuyên bố xác lập chủ quyền tại Trường Sa duy nhất có Nhật lên tiếng phản đối. Đầu năm 1939 Nhật chiếm Trường Sa và ra công hàm thông báo cho Đại sứ Pháp ở Nhật rằng Nhật là nước đầu tiên đã thăm dò Trường Sa từ năm 1917 do Hoàng Gia ủng hộ, nên đặt đảo dưới sự kiểm soát của Nhật. Trên thực tế, người Nhật (công ty tư nhân Mitsui Bussan Kaisa) đến Trường Sa khai thác Phốt – Phát từ năm 1920 mà không có giấy uỷ quyền nào của chính phủ mình. Họ đề nghị Pháp nhượng quyền cho khai thác, nhưng Công Ty này thấy việc khai thác không hiệu quả nên họ đã bỏ đi vào năm 1923.

Ngày 04/4/1939 Pháp phản kháng hành vi của Nhật. Nhật chiếm đóng và cản trở Pháp thực thi chủ quyền ở Trường Sa bởi họ nhận thấy Trường Sa có vị trí chiến lược trong kiểm soát sự giao lưu, tiếp tế của cả Trung Quốc và Đông Dương, giúp họ thực hiện ý đồ bành trướng thuộc địa ở Đông Dương. Sau cùng, Nhật đã phải rút quân ở Trường Sa khi bại trận ở thế chiến II, từ bỏ các quyền đối với đảo năm 1951 tại Hoà ước San Francisco. Trong cuộc tranh chấp Pháp - Nhật tại Trường Sa không có tiếng

nói của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc sẽ bị tổn hại bởi Nhật chiếm đóng Trường Sa và thực hiện được ý đồ của họ.

Ngày 05/4/1939 Chính phủ Anh thừa nhận Trường Sa thuộc Pháp.

Tháng 7 năm 1946, “một lực lượng đặc nhiệm nhỏ của Pháp đã tiến vào Trường Sa và ở đó một số người Việt Nam đã có mặt trên nhiều đảo khác nhau. Ít tháng sau, vào tháng 10 năm 1946 một tàu chiến có tên là Chevreud cũng được thông báo là đã đổ bộ lên đảo Trường Sa và đảo Ba Bình”, đặt một bia đá trên đảo Ba Bình đánh dấu sự có mặt trở lại của Pháp [39]. Pháp đã kịp thời phục hồi chủ quyền Trường Sa ngay khi Nhật rút quân và trước khi người Trung Quốc xuất hiện ở đây năm 1947, hoặc sau đó là sự lên tiếng của Philippin. Năm 1947, Trung Hoa đã chỉ cho quân đến Trường Sa cắm cờ và không chiếm đóng. Pháp và Trung Quốc đã mở cuộc thương thuyết ở Paris và Tưởng Giới Thạch đã bác bỏ đề nghị đưa tranh chấp ra trọng tài của Pháp.

Như vậy, Pháp đã luôn nỗ lực cho thực thi chủ quyền thực sự tại Trường Sa, lên tiếng bảo vệ chủ quyền đó trước hành vi chiếm đóng của Nhật hay xâm phạm của Trung Quốc. Chúng ta thừa nhận đã có một khoảng trống thời gian từ nửa cuối thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)