Giải quyết vấn đề thông qua trung gian Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 132 - 148)

Sau khoảng gần bốn thập niên im lặng, đến nay người Mỹ đã lên tiếng muốn hỗ trợ giải quyết tranh chấp hoà bình ở biển Đông, phản đối việc sử dụng vũ lực, ngoại giao được coi là ưu tiên hàng đầu, ủng hộ Tuyên bố DOC 2002, tôn trọng luật biển quốc tế với tinh thần không đứng về bất kỳ bên tranh chấp nào. Nguyên nhân căn bản mà người Mỹ nêu ra là do vị trí chiến lược của biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa ảnh hưởng to lớn đến lợi ích thương mại hàng hải và tự do đi lại trên biển Đông của Hoa Kỳ cũng như lợi ích của nhiều quốc gia khác trong khu vực và thế giới

Quan điểm này của Mỹ được thể hiện vào ngày 5/6/2010. Trong bài phát biểu tại diễn đàn Shangri-La, Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thậm chí đã nhấn mạnh vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông. Ông nói rằng "Biển Đông là một khu vực ngày càng có nhiều quan tâm và Mỹ hy vọng các bên liên quan sẽ tiếp tục việc thực hiện một cách chặt chẽ thỏa thuận DOC đạt được năm 2002", và tỏ rõ thái độ

dầu khí quốc tế (Exxon, BP) ngưng khai thác trong các khu vực ngoài biển mà Việt Nam xem là của mình”; hoặc bất cứ nỗ lực nào nhằm đe doạ các tập đoàn kinh tế của Mỹ hoặc của các nước khác tham gia hoạt động kinh tế hợp pháp. “Tuy nhiên, ông Gates nói rõ là Mỹ sẽ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng những phương cách “hòa bình”, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế” [41].

Tiếp theo là tuyên bố cứng rắn tại Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực ASEAN ở Hà Nội ngày 23 tháng 7 năm 2010 của bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, thể hiện

lập trường của chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến sự ổn định trên Biển Đông. “Hoa Kỳ,

cũng như mọi quốc gia khác, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những nước tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn .… Hoa Kỳ lo ngại việc tranh chấp có nhiều mâu thuẫn ở các đảo trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang gây trở ngại cho thương mại hàng hải, cản trở việc đi lại trên vùng biển quốc tế trong khu vực và phá hoại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, và đây chính là vấn đề mà Hoa Kỳ thực sự quan ngại. …Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước nào đang tranh chấp. Trong khi Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, chúng tôi tin rằng các bên tranh chấp nên theo đuổi việc tranh chấp lãnh thổ của mình và các quyền đối với không gian trên biển theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển” [36].

Đây có thể coi là thái độ đáp trả trước tham vọng coi biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, là vùng biển của riêng Trung Quốc hòng kiểm soát lợi ích của các quốc gia khác, có thể tạo những tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế, đồng thời khẳng định mối tương

quan chính trị giữa hai cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn vào bậc nhất thế giới Mỹ - Trung. Nhưng rõ ràng việc Mỹ chính thức khẳng định quan điểm sẽ góp phần kiềm chế, cản trở kế hoạch bành chướng bá chủ biển Đông, có khả năng chuyển biến tình thế chỉ chấp nhận đàm phán song phương nhằm chia rẽ các nước trong khu vực để bẻ đũa từng chiếc của Trung Quốc. Mười quốc gia khác tham gia Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN cũng lên tiếng ủng hộ những phát biểu của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton [41].

Liệu Trung Quốc có thay đổi và chấp nhận đàm phán đa phương với trung gian Hoa Kỳ không? Chắc chắn không dễ dàng như vậy, chỉ bấy nhiêu thôi không đủ để chặn đứng mục tiêu “cốt lõi” của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực cần cảnh giác, thận trọng trước ý đồ của Hoa Kỳ. Hẳn là Hoa Kỳ sẽ muốn Việt Nam thể hiện dứt khoát quan điểm ủng hộ họ, liệu đây có phải là hành động thật sự thiện chí, hay sau đó có thể Việt Nam sẽ bị sự lệ thuộc nhất định nếu sự can thiệp của Mỹ thành hiện thực; hoặc tạo ra khoảng trống trong quan hệ Việt – Trung có phải sẽ không ảnh đến Việt Nam trong xu thế hiện nay? Việt Nam cần có quan hệ hữu hảo với láng giềng lớn mạnh như Trung Quốc. Nên có thể nói rằng sự kiện này cũng là một thách thức đối với Việt Nam. Một vấn đề đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải hết sức khéo léo và tế nhị, uyển chuyển giữa cứng rắn và mềm dẻo. Thực hiện được như vậy chắc chắn Việt Nam sẽ tận dụng thành công các cơ hội trong đấu tranh và bảo vệ chủ quyền của mình tại Trường Sa, cũng như ở biển Đông.

Lời kết cho việc tìm ra một giải pháp cụ thể và hữu hiệu nhất để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa trên phương diện quốc tế thật khó. Rõ ràng mỗi giải pháp đều có những mặt mạnh và điểm yếu cho vấn đề khả thi: một phán quyết dứt điểm để chấm dứt tranh chấp hay một khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc giải quyết vấn đề Trường Sa sẽ tạo tiếng vang, sự quảng bá và sức ép lớn của dư luận quốc tế với các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc; thế giới sẽ thấy rõ hơn mưu đồ bành chướng và

yêu sách tham lam quá mức vô lý, bất chấp và chà đạp lên mọi quy định luật pháp quốc tế ở Trường Sa cũng như ở biển Đông của Trung Quốc, nhưng lại vô cùng khó khăn, đòi hỏi những quá trình đấu tranh lâu dài dai dẳng; Các quy định của Công ước Luật biển 1982 cũng như vấn đề hợp tác ASEAN hay khai thác chung… sẽ kiềm chế được phần nào căng thẳng tranh chấp leo thang, nhưng về lâu dài sẽ không giải quyết được vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Song trên hết, mục tiêu công khai vấn đề Trường Sa của Việt Nam dường như ẩn hiện bóng dáng của nó trong tất cả các giải pháp này. Hẳn Việt Nam phải ứng xử thận trọng, lồng ghép phối hợp sao cho mục tiêu trên sẽ được phát huy trong mỗi giải pháp. Dù là giải pháp nào thì chủ quyền và lợi ích của Việt Nam phải luôn duy trì và bảo tồn.

Phát huy sức mạnh dân tộc và công khai vấn đề Trường Sa diễn ra ở hai mặt trận khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam. Sự kết hợp đấu tranh giữa mặt trận trong nước và quốc tế cho bảo vệ chủ quyền Trường Sa hiện nay là một lựa chọn đúng đắn. Chúng ta tin tưởng rằng cuộc đấu tranh này cho dù sẽ dai dẳng, lâu dài nhưng thắng lợi sẽ thuộc về Việt Nam.

KẾT LUẬN

Từ bao đời nay, người Việt Nam đã khai phá, xác lập và khẳng định chủ quyền của mình tại Trường Sa. Việt Nam đã xác lập chủ quyền bằng phương thức chiếm hữu thực sự - một tập quán pháp lý quốc tế về thụ đắc chủ quyền lãnh thổ gồm các tiêu chí là chủ thể chiếm hữu phải với tư cách quốc gia; hành vi chiếm hữu phải hoà bình, thật sự, đầy đủ và liên tục. Với tính khoa học logic cao, sự phù hợp và tương thích với một số nguyên tắc pháp lý quốc tế hiện đại như: nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế…, chiếm hữu thực sự đã được công nhận rộng rãi trên thế giới, được các cơ quan tài phán quốc tế sử dụng rất nhiều lần, trở

thành mực thước phổ biến trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt Nam với những chứng cứ thực thi chủ quyền một cách hoà bình, thực sự, đầy đủ và liên tục tại Trường Sa qua các hành vi lập đơn vị hành chính, khai thác, quản lý các đảo một cách có hệ thống, tuyên bố và ghi dấu chủ quyền, thu thuế, đo đạc, vẽ bản đồ với ý chí chiếm lĩnh và kiểm soát toàn bộ quần đảo, thực hiện các hoạt động đối ngoại với quốc tế và láng giềng – tất cả những hành vi đó đã hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của luật pháp quốc tế về thụ đắc, thực thi chủ quyền lãnh thổ một cách thực sự

đầy đủ. Việt Nam đã thực thi chủ quyền với Trường Sa khi lãnh thổ này chưa hề thuộc về bất kỳ quốc gia nào. Trong suốt ba thế kỷ, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với các đảo trước sự chứng kiến của tất cả các nước tranh chấp hiện nay, trước sự công nhận của các cường quốc lớn mạnh thường xuyên qua lại lãnh thổ này, và tuyệt nhiên không gặp phải một sự cản trở hay phản đối nào, ngược lại còn có sự công nhận của đại vương triều Trung Hoa – đó chính là tính hòa bình trong thực thi chủ quyền Trường Sa của nhà nước Việt Nam. Đến thời thực dân, người Pháp với tư cách bảo trợ cho nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với Trường Sa một cách công khai, phù hợp với luật quốc tế. Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam dân chủ cộng hoà, rồi tiếp theo là nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lần lượt thực thi, củng cố và đấu tranh bảo vệ chủ quyền vốn có của mình với Trường Sa trước những đòi hỏi, tranh chấp của láng giềng. Hành động và ý chí chiếm hữu, thực thi chủ quyền của nhà nước Việt Nam là luôn tồn tại và được duy trì liên tục phù hợp với luật pháp quốc tế.

Mọi hành vi đòi hỏi chủ quyền đối với Trường Sa đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Đến tận cuối những năm 1940 - thời điểm mà Việt Nam đã hoàn tất việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình với Trường Sa rồi thì Trung Hoa mới chính thức có hành động đòi chủ quyền lãnh thổ này, còn lại lúc đó không một quốc gia nào đang tranh chấp Trường Sa hiện nay lên tiếng. Chỉ ngay trước khi thế chiến thứ II bùng

nổ, các quốc gia trong khu vực mới ý thức được vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt của Trường Sa trong thế giới mới cũng như trong tương lai - khi mà các hoạt động trên, quy chế các vùng biển, đảo cùng trữ lượng tài nguyên khổng lồ tiềm ẩn ở Trường Sa có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống của con người nói chung và lợi ích của các quốc gia nói riêng.... Trường Sa nhanh chóng trở thành nơi nảy sinh và xung đột của những mưu toan, dẫn tới việc các quốc gia liên tiếp đưa quân đội đến chiếm đóng ngày một mạnh mẽ, dứt khoát và tranh giành dữ dội hơn. Các bên tranh chấp một mặt sử dụng vũ lực tranh giành Trường Sa từ Việt Nam, một mặt đã tìm cách viện dẫn những căn cứ rất yếu ớt, mơ hồ, giả tạo, gán ghép, bẻ cong sự thật lịch sử và quy định của luật pháp quốc tế …để biện hộ cho hành vi trái luật pháp hòng đạt cho được mục đích. Mọi lý lẽ của Trung Quốc, hay các bên tranh chấp khác đưa ra do xuất phát từ một quyền sở hữu không có thật nên các chứng cứ của họ không thể đạt đến tầm của các tiêu chuẩn thụ hưởng chủ quyền lãnh thổ trong luật quốc tế, nó hoàn toàn bị khập khiễng với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế đó. So sánh chứng cứ của các bên tranh chấp với Việt Nam thì các chứng cứ của Việt Nam thật sự vượt trội hơn hẳn, Việt Nam là quốc gia có chủ quyền đối với Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Người Việt Nam tự tin với các chứng cứ chủ quyền của mình, quyết tâm đấu tranh đến cùng cho lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Tuy nhiên, kẻ thủ rất quyết tâm, hiếu chiến, dùng mọi cách thức và thủ đoạn để đạt mục đích. Để cản trở được mưu đồ bành chướng và xâm chiếm này, Việt Nam phải không ngừng nghiên cứu để ngày một hoàn thiện hơn nữa hồ sơ pháp lý về chủ quyền, nghiên cứu con đường đấu tranh đòi lại chủ quyền một cách hoà bình, kiềm chế những hành vi gây hấn, bạo lực bất lợi cho hoà bình và an ninh quốc gia; luôn đề cao cảnh giác, kịp thời đối phó với những động thái và diễn biến xâm phạm chủ quyền mới; đồng thời phải nỗ lực xây dựng quân đội ngày một tinh nhuệ, hiện đại hơn để bảo vệ vững vàng chủ quyền hiện tại, cản trở mọi mưu đồ xâm chiếm, lấn lướt mới.

Bao thế hệ người Việt đã hy sinh sức người, sức của và cả sương máu vì lãnh thổ Trường Sa. Vậy mà hiện giờ Trường Sa - máu thịt của đất nước vẫn đang là đối tượng tranh chấp của nhiều nước trong khu vực; những giá trị quý báu của quần đảo đang bị xâm chiếm và khai thác một cách trắng trợn, bất chấp chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế. Chúng ta, những công dân hiện tại và tương lại phải có trách nhiệm đấu tranh bảo vệ những giá trị vốn có của tổ quốc. Và như một quy luật của lịch sử Việt Nam, cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta vì lãnh thổ Trường Sa nhất định thành công.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Diễm Anh (2010), Xác lập chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa , Tr.3-5, Luận văn Thạc sỹ Luâ ̣t ho ̣c, tại Khoa Luâ ̣t, Đa ̣i ho ̣c quốc gia Hà Nô ̣i.

2. Ban biên giới quốc gia (2004), “Thư trao đổi giữa các quan chức Pháp tại Đông Dương (1932), về việc chiếm hữu các đảo Trường Sa”, Ủy ban biên giới quốc gia, tài liệu dịch 2004, mã số 10062

3. Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1981),

Sách trắng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Lãnh thổ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

4. GS. Leszek Buszynski (2010),

“Vấn??Đề??Biển??Đông????Con??Đường??Đi??Đến??Giải Pháp”??w ww.seasfoundation.org , Hoàng Sa-Trường Sa, ngày 30/03.

5. Công ước luật biển 1982, Điều 46, khoản 2.

6. GS.TS Monique Chemillier - Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tr.13, 33-41, 50-54, 58, 67-69, 72, 83, 86-89, 106-150, 159-160, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Christopher C. Joyner (1998), Tranh chấp quần đảo Trường Sa: Suy nghĩ lại về những tác đô ̣ng qua lại giữa luâ ̣t, ngoại giao và đi ̣a chính trị trong biển Nam Trung Hoa”, Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, Tài liệu dịch 2004, mã số 10086. .

8. Lam Điền (2004), “Cả một đời nghiên cứu Hoàng Sa”, http://vietbao.vn,

15 tháng 01.

9. Nguyễn Đình Đầu (2007),Hoàng Sa-Trường Sa đích thực là của Việt Nam”, Tạp chí Xưa và Nay, (298).

10. PGS-TS Nguyễn Bá Diến (2009), Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.10-11, 354-364, Nxb Tư pháp.

11. Nguyễn Bá Diến (2010), “Áp dụng nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông”,

www.nghiencuubiendong, ngày 15/3.

12.HaiAuVIN (2008) , “Dịp có Hòa hội Cựu Kim Sơn (1951) - Hòa ước San Francisco 1951”, www.vinavigation.net, Bản quyền © 2007-2008 VIN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 132 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)