Thực trạng tranh chấp quần đảo Trƣờng Sa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 62 - 66)

c) Chiếm hữu thực sự trong mối quan hệ với luật quốc tế hiện nay

2.2. Thực trạng tranh chấp quần đảo Trƣờng Sa

Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo này đã diễn ra rất phức tạp. “Có nước nhảy vào chiếm đóng trái phép một cách trắng trợn, có nước lại đi dần từng bước, vừa thăm dò, vừa lấn chiếm. Có nước thì bộc lộ ý đồ tranh chấp đã gần trăm năm nay, có nước gần đây mới bắt đầu xen vào cuộc tranh chấp” [17]. “Khi thì bùng nổ, khi thì lắng dịu, cuộc tranh chấp này mang mọi hình thức đấu tranh, từ đấu tranh chính trị, ngoại giao đến đấu tranh vũ lực tuỳ theo thời cuộc” và ngày càng trầm trọng hơn, trở thành mối đe doạ hoà bình và an ninh khu vực [49].

2.2.1. Trƣớc thời Pháp thuộc

Theo các tài liệu lịch sử của Trung Quốc, những người đánh cá, các nhà hàng hải cũng như hải quân Trung Quốc đã biết đến các đảo từ rất sớm. Tuy nhiên không có hành vi chiếm hữu nào của nhà nước Trung Quốc, và sự quan tâm của Trung Quốc trên biển Đông đã hầu như chấm dứt từ cuối thế kỷ XV. Cho đến tận cuối những năm 1940 Trung Quốc mới trở lại thật sự quan tâm tới các đảo Trường Sa, và sự quan tâm này hướng tới ý nghĩa chính trị, quân sự của các đảo [39].

Theo các tài liệu lịch sử của Việt Nam, ít nhất từ thế kỷ 17 nhà nước Việt Nam

(gồm các Chúa Nguyễn, các vua nhà Nguyễn) đã khám phá, khai thác một cách quy mô, có kế hoạch và chiếm hữu các đảo thực sự với cả ý nghĩa kinh tế, chính trị của chúng. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã mô tả và vẽ bản đồ thể hiện quần đảo Trường Sa chung với quần đảo Hoàng Sa dưới một cái tên là Bãi cát vàng, Đại Trường Sa, Vạn lý trường sa…, cùng hàng loạt hoạt động mang tính quyền lực nhà nước khác. Sự khai thác, quản lý và chiếm hữu các đảo Trường Sa của nhà nước phong kiếnViệt Nam không gặp bất cứ sự phản đối nào của các quốc gia tranh chấp Trường Sa hiện tại. Ngược lại còn được sự công nhận của nhà nước Trung Quốc và một số nước Phương Tây. Hành vi chiếm hữu thực sự này kéo dài liên tiếp cho đến tận khi Pháp xâm lược Đông Dương vào nửa cuối thế kỷ XIX.

2.2.2. Thời Pháp thuộc(1884-1954)

Năm 1884 Pháp áp đặt chế độ thuộc địa tại Việt Nam. Ban đầu vấn đề chủ quyền các đảo trong biển Đông tập trung nhiều hơn ở quần đảo Hoàng Sa. Ở Trường Sa không có tranh chấp nào cho đến năm 1933, khi Pháp công bố chủ quyền tại đây (kèm theo tên một số đảo chính). Và thay vì có sự phản đối chủ quyền này của các bên tranh chấp hiện tại, thì Nhật là quốc gia phản đối trước tiên. Nhật cho rằng đã họ chiếm hữu và khai thác đảo từ năm 1917. Nhưng Pháp xác định đó là đảo vô chủ nên làm ngơ và chiếm hữu, sáp nhập đảo vào tỉnh Bà Rịa của Việt Nam. Pháp khai thác thực sự các đảo đến tận năm 1939 – bởi năm này Nhật đã chiếm đảo từ tay Pháp làm bàn đạp tấn công các nước Đông Nam Á. Nhật chiếm giữ Trường Sa đến tận 1946. Và ngay tại thời điểm này Pháp đánh dấu sự trở lại của họ.

Trong suốt khoảng thời gian từ 1933-1945 các quốc gia tranh chấp vẫn không hề quan tâm tới Trường Sa. Nhưng tranh chấp Trường Sa bắt đầu phức tạp dần lên từ thời điểm cuối năm 1946 đầu năm 1947 khi Tưởng Giới Thạch cho quân đến tận Trường Sa cắm cờ trên một đảo, sau đó rút về ngay. Tháng 1/1947 Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã thu hồi Trường Sa. Lúc này Pháp đã kịch liệt phản đối hành động của

Tưởng, và đòi đưa tranh chấp ra nhờ trọng tài giải quyết. Nhưng Tưởng Giới Thạch từ chối (đây là lần thứ hai Trung quốc từ chối đề nghị này, lần trước là năm 1932, đối với Hoàng Sa). Tháng 12 năm 1947 Tưởng Giới Thạch ký sắc lệnh đặt tên Trung Quốc cho Trường Sa và coi chúng thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Từ năm 1950 trở về sau tranh chấp Trường Sa đã thực sự rắc rối và vô cùng phức tạp, căng thẳng. Với sự hiện diện lần lượt có kèm theo sức mạnh quân đội chiếm đóng của Đài Loan, Philippin, Malaysia, và hành động vũ lực của Trung Quốc sau nhiều năm tranh chấp bằng ngoại giao đối với toàn bộ hoặc những phần khác nhau của Trường Sa. Những hành động tranh chấp này diễn ra cùng nhiều sự kiện pháp lý quốc tế phức tạp khác, cụ thể:

Tháng 5/ 1951 tổng thống Quirino của Philippin đã đưa ra yêu sách đối với các đảo Trường Sa với lập luận về tính kế cận, sau đó lại im lặng.

Ngày 08/9/1951 tại Hội nghị San Fransico hiệp ước Hoà bình với Nhật được ký kết mà không quy định rõ Trường Sa trao cho quốc gia cụ thể nào, chỉ quy định Nhật từ bỏ quyền lợi của họ ở đó và một số địa danh khác…. Xung quanh Hội nghị phía Trung Hoa Cộng Sản, đại diện là Chu Ân Lai đã lên tiếng khẳng định Trường Sa từ xưa đến nay luôn là lãnh thổ của họ. Tại Hội nghị, đại diện chính phủ Bảo Đại của Việt Nam – đóng tại phía Nam Việt Nam, do Pháp dựng lên đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình tại Trường Sa và không gặp phải phản đối nào. Lúc này ở Bắc Việt Nam còn có chính quyền của Hồ Chí Minh.

2.2.3. Thời Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)

Tháng 3 năm 1956 Thomas Cloma, công dân Philippin, với tư cách tư nhân cho rằng mình đã khám phá và chiếm hữu một số đảo Trường Sa, đặt tên là vùng đất tự do.

Ông này tìm kiếm sự bảo hộ của chính phủ Philippin nhưng mọi cố gắng đều bị từ chối. Đến năm 1971 chính quyền Philippin mới thực sự vào cuộc, đưa quân đến chiếm giữ một số đảo và luôn cố gắng mở rộng ảnh hưởng đến ngày nay.

Cũng năm 1956, vào tháng 5, Đài Loan khẳng định chủ quyền lịch sử của mình và đưa quân đến đồn trú tại đảo Ba Đình cho đến ngày nay.

Ngày 01/6/1956 chính phủ Việt Nam Cộng Hoà lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa. Ngày 22/8/1956 chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đưa quân đến đồn trú tại một số đảo. Năm 1973, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy của Việt Nam.

2.2.4. Thời Việt Nam Thống nhất (1975 đến nay)

Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, quân đội Nhân dân Việt Nam - Chính phủ Hồ Chí Minh đã tiếp quản sự đồn trú trên các đảo Trường Sa từ quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn thực thi chủ quyền và không ngừng khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Trường Sa.

Malayxia đã có ý muốn chiếm hữu một số đảo phía nam Trường Sa từ năm 1971, song chỉ thật sự đưa quân đến chiếm một số đảo vào tháng 6/1983. Nước này cũng luôn củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trường Sa cho đến ngày nay.

Đối với Brunei, bắt đầu từ năm 1984, quốc gia này tuyên bố chủ quyền trên một bãi ngầm phía nam Trường Sa nhưng không có hành động quân sự nào.

Về phía Trung Quốc, sau khi hải quân Liên Xô (cũ) rút khỏi Cam Ranh, tháng 3/1988, Trung Quốc trắng trợn đưa quân đến cướp đoạt một số khu vực Trường Sa từ Việt Nam. Quân đội Trung Quốc trực tiếp đối đầu với quân đội Việt Nam, sử dụng pháo hạng nặng khiến 74 thủ thuỷ Việt Nam mất tích và ngăn cản không cho tàu Việt Nam mang tín hiệu chữ thập đỏ cứu nạn các thuỷ thủ. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục chiếm thêm một số bãi ở cụm đảo Sinh Tồn.

Từ sau hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc đến nay, tất cả các quốc gia đã luôn nỗ lực sử dụng vật chất và các kỹ thuật để cải biến, thay đổi trạng thái tự nhiên ban đầu của một số các đảo, đá, bãi mà họ chiếm giữ, biến những khu vực đó thành các

đảo nhân tạo. Các quốc gia tranh chấp luôn tìm cách mở rộng phạm vi chiếm đóng, và có những thời điểm rất căng thẳng.

Đương nhiên là luôn luôn có những phản đối được đưa ra từ phía các quốc gia. Trung Quốc luôn từ chối giải quyết vấn đề bằng con đường tòa án và đa phương. Sau nhiều nỗ lực của các nước ASEAN, Trung Quốc cũng đã ký với các nước ASEAN Tuyên bố ứng xử biển đông (DOC) vào ngày 04/11/2002 nhằm giữ tranh chấp không leo thang, thiết lập môi trường hoà bình trên biển Đông, giải quyết hoà bình tranh chấp hiện tại. Nhưng Trung Quốc sau đó đã tiến hành hàng loạt các hoạt động khai thác dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 62 - 66)