Vận dụng sức mạnh đoàn kết của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 126 - 128)

Trung Quốc với hành động dùng vũ lực trắng trợn chiếm một số vị trí ở Trường Sa đã tạo nên sự lo ngại cho tất cả các nước trong vùng. Quả nhiên với sức mạnh áp đảo hơn hẳn các nước trong khu vực, Trung Quốc đã bộc lộ rõ mưu đồ độc chiếm và kiểm soát toàn bộ biển Đông, công khai xâm phạm tới chủ quyền của tất cả các nước cận kề với biển Đông và quyền lợi của nhiều nước liên quan khác trong khu vực và thế giới. Việc chính thức đưa ra yêu sách đường lưỡi bò biến biển Đông thành ao hồ của Trung Quốc cho thấy quốc gia này dường như sẵn sàng đối đầu với tất cả các nước liên quan đến biển Đông. Rõ ràng Trung Quốc đã trở thành nhân vật chính trong tranh chấp Trường Sa, bằng nhiều thủ đoạn và chiến thuật quân sự cũng như ngoại giao: khôn khéo ra sức tuyên bố chủ quyền, công khai tấn công quân sự, đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên hoặc đề nghị gác tranh chấp cùng khai thác chung, đe doạ dùng vũ lực hoặc gây sức ép về kinh tế nhằm phá vỡ các kế hoạch khai thác tài nguyên của các nước khác, chỉ chấp nhận đàm phán song phương nhằm chia rẽ khối đoàn kết ASEAN và bẻ đũa từng chiếc, có khi xoa dịu các đối thủ để lùi một bước mà tiến nhiều bước tiếp theo [53].

Trung quốc luôn có ý đồ bành chướng trên biển, và thực sự họ như đã từng bước can dự nhằm chiếm lấy biển Đông, trong đó có Trường Sa. Vì vậy, hơn bao giờ hết các nước trong khối ASEAN hay ít nhất là các nước tranh chấp là đối thủ của Trung Quốc phải tiếp tục xây dựng lòng tin, phát huy hiệu quả hợp tác của đấu tranh ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc. Yêu cầu đối với các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc phải có thái độ kiềm chế, ứng xử đúng với nội dung Tuyên bố ứng xử biển Đông ASEAN- Trung Quốc (DOC 2002). Bên cạnh đó, cần cụ thể hoá các điều khoản chưa rõ ràng của DOC 2002, thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hoà bình cho Trường Sa cũng như biển Đông bằng các hoạt động hợp tác chuyên ngành: Chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường, duy trì đa dạng sinh học, an toàn hàng hải, nghiên cứu khoa học về quản lý tài nguyên. Ở một mức cao hơn cần đạt được một bộ quy tắc ứng xử ASEAN - Trung quốc tại biển Đông, hoặc thay thế bằng các văn bản

pháp lý và chính trị mạnh mẽ hơn. Quan trọng nhất là thúc đẩy những ứng xử này được thực hiện trên thực tế chứ không chỉ là kế hoạch trên giấy tờ [42].

Sức mạnh đoàn kết của ASEAN tuy chưa thể mang lại câu trả lời rõ ràng về chủ quyền cho Trường Sa của Việt Nam, song ít nhất nó có khả năng kiềm chế được sự căng thẳng leo thang và nguy cơ bùng nổ ngày càng dữ dội của tranh chấp này. Đồng thời nó cũng có thể được xem là giải pháp giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch công khai, minh bạch vấn đề Trường Sa, qua đó có thể tăng lên sức mạnh đấu tranh và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)