Thụ đắc lãnh thổ bằng mở mang, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 25 - 26)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các phƣơng thức thụ đắc lãnh thổ

1.2.6 Thụ đắc lãnh thổ bằng mở mang, phát triển

Lãnh thổ của quốc gia có thể được mở rộng thông qua các sự kiện tự nhiên hoặc có sự can thiệp của con người (bồi đắp phù sa hay xây dựng các công trình lấn biển, kè, đập trên sông suối). Song ở đây cần quan tâm đến việc mở rộng lãnh thổ trên sông, suối, biển là khu vực biên giới giữa hai quốc gia. Đối với những thay đổi tự nhiên các bên có thể thoả thuận về vị trí đường biên giới (i) luôn mang tính ổn định, bền vững, không phụ thuộc vào mọi sự thay đổi của tự nhiên; (ii) tự động dịch chuyển vị trí theo dòng chảy hoăc (iii) chỉ chịu tác động bởi những thay đổi diễn ra trong một thời gian dài. Đối với thay đổi có sự can thiệp của con người thì thực tiễn và tập quán quốc tế đều không chấp nhận việc đường biên giới trên sông, suối có thể bị thay đổi dưới tác động của bàn tay con người. Điều này ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Đối với việc xác định ranh giới các vùng biển thì Công ước luâ ̣t biển 1982 quy định: “Các công trình thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo không được coi là những công trình thiết bị cảng thường xuyên”; “các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng

và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa…”(Điều 11 và điều 60)

Với sự trình bày về thụ đắc lãnh thổ nêu trên, gắn với chủ đề căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, có thể thấy phương thưc chiếm hữu thực sự sẽ là nội dung chính cần được việc dẫn, áp dụng. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng ở đây là cần làm rõ hơn nữa quá trình hình thành, phát triển, nội dung cũng như việc vận dụng phương thưc chiếm hữu thực sự trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ lãnh thổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 25 - 26)