Điều kiện địa lý và vai trò chiến lƣợc của quần đảo Trƣờng Sa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 58 - 62)

c) Chiếm hữu thực sự trong mối quan hệ với luật quốc tế hiện nay

2.1. Điều kiện địa lý và vai trò chiến lƣợc của quần đảo Trƣờng Sa

2.1.1. Điều kiện địa lý

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam được người Pháp gọi là Archipel des Spratleys; người Anh, Mỹ gọi Spratlys Islands; Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo; Philippines là Kalayaan; Malaysia, Indonesia gọi là Kepulauan Spratly.

Cho đến nay vị trí địa lý cũng như số lượng thống kê các đảo của Trường Sa vẫn chưa có một sự thống nhất trong các tài liệu của Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên, theo một số tài liệu đáng tin cậy có thể xác định địa lý của quần đảo như sau:

Quần đảo ở vị trí 6° 2 đến 11° 28 vĩ bắc, từ 112° đến 115o kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 km, cách Trung Quốc khoảng 1.500km, cách Đài Loan khoảng 1.900 km, và cách Philippines khoảng 300km.

Diện tch toàn thể quần đảo khoảng 160.000 - 180.000 km2

mặt nước biển, đường bờ biển dài khoảng 926 km, nhưng tổng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại chỉ khoảng 11km2

. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình, với diện tích khoảng 0,5 km2 .

Quần đảo có khoảng 137 đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trong đó có khoảng 26 đảo, đá chính. Quần đảo được chia thành 8 cụm: cụm Song Tử, cụm Loại Ta, cụm Thị Tứ, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm An Bang và cụm Bình Nguyên [32].

Quần đảo Trường Sa không có dân bản địa, không có người ở thường xuyên. Diện tích các đảo quá nhỏ để phát triển đời sống kinh tế riêng. Theo truyền thống, quần đảo là điểm dừng chân của ngư dân và những người lính đồn trú theo mùa. Khi có tranh chấp, các quốc gia tranh chấp đã đưa quân lính đến đồn trú trên những khu vực chiếm đóng. Gần đây với sự nỗ lực và hỗ trợ vật chất đặc biệt, các bên tranh chấp đã đưa một số ít dân cư của mình tới những vùng chiếm đóng.

2.1.2. Các lợi ích về kinh tế của quần đảo Trƣờng Sa

Nằm trong biển Đông, Trường Sa được bao bọc bởi hầu hết các quốc gia tranh chấp hiện nay. Ở độ sâu 3000m, quần đảo Trường Sa không thuộc thềm lục địa của nước nào, mà thuộc khu lòng chảo liên đại dương chiến lược nhất thế giới - trên huyết mạch hàng hải nối liền Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đông Nam Á với Trung Đông và Châu Phi…..[39]. Các cuộc khảo sát cho thấy Trường Sa có trữ lượng tài nguyên quý giá và phong phú, là nơi sẽ mang lại một khối lượng giá trị kinh tế vô cùng to lớn, cụ thể như sau:

- Động thực vật

Trên đảo có rất nhiều thảo mộc mà cơ bản là có nguồn gốc từ đất liền vùng miền trung Việt Nam, như: Dừa, phi lao, bàng bể, mù u, sim, bìm bìm, hoà bản…, có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế.

Số lượng chim biển hàng trăm nghìn con, thải ra trên quần đảo một trữ lượng lớn phân chim dày đặc; trứng chim, trứng con vít rất nhiều. Cùng với phân chim, vỏ sò, ốc, cát Trường Sa sẽ mang lại một lượng lớn phân bón chất lượng tốt phục vụ trồng trọt….

Biển Trường Sa có nhiều loại rau câu; tổ yến; san hô; nhiều loài cá và hải sản khác vô cùng phong phú là nguồn sản xuất đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người cũng như phát triển kinh tế đất nước.

Trường Sa không những là ngư trường đánh bắt truyền thống của ngư dân, mà còn là địa bàn có khả năng nuôi trồng thuỷ, hải sản….

- Thông tin, thuỷ văn

Trường Sa là địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng và lắp đặt các trạm thông tin liên lạc với thế giới và khu vực, dự báo khí tượng thuỷ văn, gió, bão cho đất liền. [32]:

- Dầu khí

Đây là loại tài nguyên quan trọng bậc nhất, là mối quan tâm hàng đầu và có lẽ là nguyên nhân chính khiến nhiều quốc gia tranh chấp Trường Sa với Việt Nam. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích (lòng chảo sâu hơn 7000m bao gồm diện tích thềm lục địa Việt Nam đến quần đảo), Trường Sa được xác định là nơi chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt. Hiện chưa có các số liệu đánh giá chính xác về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác, nhưng khu vực Trường Sa ước có khoảng 105 tỉ thùng dầu và 25 tỉ m3

khí đốt, 370.000 tấn phốt phát, và hơi chếch phía bắc Trường Sa là một mỏ khoảng 94 tỷ thùng dầu [6]. Vào tháng 4 năm 2006, Công ty Năng lượng Husky của Mỹ tiến hành các cuộc khai thác với Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Trung Quốc (CNOOC) đã tuyên bố rằng các nguồn khí đốt thiên nhiên dự trữ với khối lượng gần 4 đến 6 nghìn tỉ mét khối đã được chứng minh là thực sự tồn tại ở gần quần đảo Trường Sa [4].

2.1.3. Các lợi ích về an ninh chính trị của quần đảo Trƣờng Sa

Quần đảo Trường Sa được xác định là có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự và giao thông .

- Vành đai bảo vệ an ninh quốc gia

Các quốc gia tranh chấp đều xem Trường Sa có vị trí chiến lược trọng yếu cho phòng thủ, bảo vệ quốc gia mình trước những thế lực đến từ trên biển, đặc biệt là Việt

Nam với địa thế hướng ra biển và đường bờ biển dài tới khoảng 3.260km. Trường Sa đồng thời là địa điểm vô cùng tốt cho hoạt động trinh sát biển, là nơi có thể xây dựng căn cứ quân sự hiểm yếu.

- Kiểm soát tuyến giao thông hàng hải quan trọng bậc nhất Đông Nam Á

Trường Sa nằm án ngữ giữa biển Đông, một nơi có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới với thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải và tận châu Úc đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Trong vòng bán kính từ 1.500 - 2.500 hải lý tính từ giữa biển Đông có rất nhiều các hải cảng bao trùm một phạm vi lãnh thổ của các nước đông dân nhất thế giới. Trường Sa ở chính vị trí then chốt trong việc nắm quyền kiểm soát thuỷ đạo được đánh giá là quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á và bậc nhì thế giới [32].Tương lai có thể xây dựng cảng biển quốc tế lớn ở Trường Sa.

Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua đây. Hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua biển Đông lớn gấp 3 lần lượng tàu chạy qua kênh Suez và gấp 5 lần lượng tàu qua Kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông. 1/4 trọng lượng vận tải hàng hải quốc tế đi qua hai bên quần đảo Trường Sa, 70% cung ứng dầu lửa của Nhật Bản được chở qua Biển Đông. Kiểm soát vùng này là kiểm soát tất cả những tàu bè chở hàng và năng lượng đi từ eo biển Malacca để sang Hồng Kông, Thượng Hải, Đài Loan, Nhật Bản, v.v... [50].

- Kiểm soát các tuyến giao thông hàng không quốc tế

Tuyến hàng không quốc tế từ Singapore, Bangkok qua Hồng Kông, Malina, Tokyo…đều bay qua biển Đông.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 121 Công ước Luật biển 1982, các đảo có quy chế pháp lý tương tự như đất liền, tức có đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền (nội thủy, lãnh hải) và quyền chủ quyền quốc gia (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

kinh tế và thềm lục địa). Các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng vẫn có thể có lãnh hải riêng. Chính vì vậy, bất kỳ một hòn đảo hoặc đảo đá nào cũng mang lại vùng biển xung quanh có giá trị gấp nhiều lần so với giá trị của bản thân đảo hay đảo đá đó. Quần đảo Trường Sa nằm giữa biển Đông và rải rác trên một vùng biển rộng lớn nên giá trị tổng hợp càng được nhân lên gấp bội và như vậy sở hữu các đảo Trường Sa có thể kèm theo sở hữu, khai thác một vùng biển rộng lớn hơn với vô vàn các lợi ích khác kèm theo.

Với tất cả những đặc điểm trên, Trường Sa trở thành sự mong muốn, thèm khát của tất cả các quốc gia trong vùng, là nguyên nhân của những xung đột nghiêm trọng trên cả phương diện ngoại giao và quân sự, ngày càng thu hút sự quan tâm và lo ngại của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 58 - 62)