Vụ án Minquies và Ecrehos giữa Anh và Pháp (1951-1953)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 43 - 46)

(i) Tóm tắt nội dung

Minquiers và Ecrehos là hai nhóm đảo nhỏ và đảo đá nằm giữa đảo British Channel thuộc Jersey của Anh và bờ biển Pháp. Trong hai nhóm này, một số đảo có thể sinh sống được, còn lại phần lớn là những đảo đá. Ngày 29 tháng 12 năm 1951, Anh và Pháp ký thoả thuận yêu cầu Tòa xác định bên nào có bằng chứng thuyết phục hơn cho việc xác lập chủ quyền đối với những nhóm đảo này.

(ii) Lập luận của các bên và phán quyết của Tòa đối với nhóm Ecrehos

Lập luận của Pháp: Pháp đưa ra hai nhóm chứng cứ: (i) hiệp ước nghề cá ký kết năm 1839 xác định vùng hợp tác bao gồm cả hai nhóm đảo tranh chấp; (ii) năm 1646, các tiểu bang ở Jersey – Anh bị cấm đánh bắt cá ở Ecrehos và Chausey(thuộc Pháp), năm 1692, hạn chế nhập cảnh vào Ecrehos trên cơ sở trao đổi ngoại giao giữa hai chính phủ. Đầu thế kỷ XIX một phần của Ecrehos trên hải đồ bị đánh dấu bên ngoài vùng nước Jersey và được đối xử như là vùng đất vô chủ (res nullius). Pháp đã gửi văn bản đến văn phòng nước ngoài ngày 15 tháng 12 năm 1886, khẳng định chủ quyền đối với Ecrehos.

Lập luận của Anh: Tòa án của Jersey đã thực thi thẩm quyền hình sự đối với tội phạm xảy ra tại Ecrehos trong khoảng thời gian dài từ 1826 đến 1921; chính quyền Jersey tiến hành thu thuế nhà đất từ năm 1820; các hợp đồng bán nhà tại Ecrehos cũng được đăng ký vào sổ trước bạ của Jersey; việc đăng ký tàu bè đánh cá ở Ecrehos tại Jersey; một trạm hải quan được lập trên đảo Ecrehos năm 1884; một sắc lệnh của kho bạc Anh đã coi Jersey trong đó có Ecrehos thuộc vùng biển Măngsơ; sự viếng thăm của quan chức Anh tới Ecrehos…. Năm 1889, việc đăng ký các giao dịch hợp đồng về bất động sản của Ecrehos vẫn được thực hiện ở Jersey. Đầu thế kỷ XIX việc liên lạc qua lại Ecrehos và Jersey trở lên gần gũi hơn vì sự phát triển của nghề cá hàu.

Phán quyết của Tòa đối với Ecrehos: sau khi xem xét chứng cứ do các bên cung cấp, Tòa kết luận rằng:

- Không thể chấp nhận luận điểm (i) của Pháp vì Hiệp ước 1839 chỉ thoả thuận đối với vùng nước. Trên hải đồ mà Pháp viện dẫn, Tòa lại thấy Minquiers và phần còn lại của Ecrehos được đánh dấu thuộc Anh.

- Các chứng cứ Anh đã viện dẫn là xác thực. Anh đã thật sự có những hoạt động tư pháp và hành chính đối với lãnh thổ tranh chấp.

(iii) Lập luận của các bên và phán quyết của Tòa đối với nhóm Minquiers

Lập luận của Anh: Anh đưa ra các bằng chứng tương tự như đối với trường hợp Ecrehos: Tòa án của Jersey đã xét xử những vụ án chìm đắm tàu ở Minquiers; hồ sơ các cuộc điều tra về vụ ám sát người của phái đoàn ngoại giao được tìm thấy ở Minquiers; người dân Jersey đã dựng nhà ở, lều trại trên những đảo nhỏ, thanh toán thuế bất động sản và đăng ký tại Jersey các hợp đồng bất động sản ở Minquiers.

Lập luận của Pháp: Pháp cho rằng Minquiers là vùng phụ cận thuộc quần đảo Chausey thuộc Pháp; các nhà cầm quyền Pháp trao đổi thư từ cho nhau liên quan tới một đơn xin quyền sử dụng đất ở Minquiers của một công dân Pháp; Pháp đã đảm nhận việc chi phí về điện năng và phao cứu sinh cho Minquiers mà không gặp phải sự phản đối nào của Anh; Chính phủ Pháp cũng có những cuộc viếng thăm Minquiers; một ngôi nhà đã được dựng lên trên một nhóm đảo nhỏ với sự trợ cấp từ thị trưởng lục địa Normandy.

Phán quyết của Tòa đối với Minquiers:

Hoạt động trao đổi thư từ; đặt phao cứu sinh hoặc một số hành vi tương tự của Pháp khó có thể coi là chứng cứ đầy đủ để chứng minh Pháp đã thực hiện các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Đối với Anh, Tòa đánh giá rằng: trong một vài cách nhà cầm quyền Jersey đã thực thi việc quản lý đối với Minquiers trong suốt thời gian dài. Chính phủ Anh cũng đã thực hiện chức năng nhà nước đối với nhóm Minquiers. Vì vậy, Tòa kết luận Anh có chủ quyền đối với Minquiers.

Qua nội dung vụ án trên, ta có thể thấy rằng những bằng chứng về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quản lý hành chính được xem xét và đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Tòa, giúp nước Anh khẳng định chủ quyền. Theo yêu cầu của các bên tranh chấp, Tòa không đề cập đến quyền khám phá lãnh thổ, xác định lãnh thổ là vô chủ hay không… mà chỉ là xem xét chứng cứ do các bên cung cấp [60].

- sự thực hiện các chức năng nhà nước làm căn cứ cho việc xác lập chủ quyền lãnh thổ. Nói cách khác, phương thức chiếm hữu thực sự luôn là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và nội dung các vụ tranh chấp khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa (Trang 43 - 46)